Nổi đốm trắng trên da: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Nổi đốm trắng trên da là tình trạng một vùng da mất sắc tố do giảm sản xuất melanin. Khi các tế bào da của bạn không tạo đủ hắc tố, các vùng da của bạn sẽ trở nên sáng hơn. Nguyên nhân thường gặp của những đốm trắng là do bệnh lý hoặc tình trạng chấn thương.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những đốm trắng trên da. Thường gặp nhất là do tổn thương da, như bỏng, nhiễm trùng, bóng nước, phơi nhiễm hóa chất. Khi những vết thương này lành lại, xuất hiện các đốm trắng hơn vùng da xung quanh do mất sắc tố.

 

Một số bệnh lý cũng có thể gây những đốm trắng trên da:

1. Bệnh bạch tạng:

Bạch tạng là một rối loạn di truyền trong đó người bệnh được sinh ra khiếm khuyết trong sự hình thành melanin gây ra tình trạng giảm sắc tố da, tóc và mắt.

 

2. Vảy phấn trắng:

Vảy phấn trắng là một tình trạng da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên, đặc trưng bởi những đốm trắng hình tròn hay hình bầu dục, có vảy mịn như bụi phấn rải rác ở mặt, thân mình, tứ chi, nhưng thường gặp nhất là ở mặt, 2 má của trẻ con.

Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình, bản thân bị hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Vảy phấn trắng là một trong số ít tình trạng giảm sắc tố chỉ mất sắc tố tạm thời. Sắc tố da sẽ cải thiện dần dần sau nhiều tháng khi da tự tái tạo.

 

3. Bạch biến:

Bạch biến là một rối loạn sắc tố nguyên nhân do các tế bào hắc tố (tế bào tạo sắc tố) trong da bị phá hủy bởi các tế bào miễn dịch của cơ thể. Kết quả là các mảng trắng xuất hiện trên da ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Hầu hết bệnh nhân đều khỏe mạnh, mặc dù một số bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn, bao gồm bệnh tuyến giáp và tiểu đường.

 

4. Lang ben:

Lang ben là tình trạng nhiễm nấm da thường gặp. Bệnh gây ra nhiều mảng màu nâu, cá hồi, hồng hoặc trắng trên thân, cổ, bụng, và thỉnh thoảng xuất hiện thương tổn ở mặt, bề mặt tróc vảy mịn. Có thể ngứa, châm chích, đặc biệt là khi ra mồ hôi.

 

5. Lichen xơ teo:

Là một bệnh viêm da mạn tính với tổn thương màu trắng thường ở vùng sinh dục hoặc hậu môn gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do triệu chứng ngứa trầm trọng.

 

6. Mất sắc tố do tổn thương da:

Nếu bạn bị một số bệnh lý về da như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,… thì làn da của bạn có thể bị mất sắc tố ở những vùng bị ảnh hưởng sau khi lui bệnh.

 

 

8. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị da cũng có thể gây giảm sắc tố, bao gồm:

  • Laser: tia laser được dùng để loại bỏ các bất thường trên da. Tái tạo bề mặt da bằng laser kích thích sự phát triển của các sợi collagen mới, mang lại làn da mới mịn màng hơn, tuy nhiên mất sắc tố cũng có thể xảy ra ở các khu vực điều trị. Ngoài ra, khi dùng laser điều trị sắc tố, nếu điều chỉnh thông số và năng lượng không phù hợp cũng có thể gây mất sắc tố vùng điều trị.
  • Triệt lông: sử dụng nhiệt từ tia laser để phá hủy các nang lông. Nhiệt độ quá cao có thể làm tổn thương vùng da xung quanh của bạn và gây giảm sắc tố.
  • Lột da bằng hóa chất: Lột da bằng hóa chất cải thiện những bất thường trên da của bạn, làm cho các lớp trên cùng của da bong ra, dẫn đến làn da mịn màng và tươi sáng hơn. Nếu bạn có làn da màu, bạn có nhiều nguy cơ bị giảm sắc tố sau khi lột sâu (giảm sắc tố sau viêm).

 

Chẩn đoán:

Bác sĩ sẽ dựa vào những đặc điểm của đốm trắng như vị trí, hình dạng, màu sắc, phân bố, các triệu chứng kèm theo và bệnh sử để chẩn đoán chính xác nguyên nhân của những đốm trắng. Có thể làm thêm một vài xét nghiệm để tìm nguyên nhân như soi tươi tìm nấm hay tầm soát một số bệnh lý tự miễn đi kèm.

 

Điều trị:

Điều trị những đốm trắng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

  • Nếu bạn bị do chấn thương da hoặc do điều trị da, bạn có thể sẽ không cần điều trị. Các tế bào da của bạn sẽ bắt đầu sản sinh hắc tố trở lại khi vùng tổn thương hồi phục. Tình trạng giảm sắc tố thường sẽ hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bạn bị vảy phấn trắng, vảy nến hoặc chàm, tình trạng giảm sắc tố thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nó có thể mất vài tháng. Nếu giảm sắc tố là một triệu chứng của tình trạng da, một số loại thuốc có thể điều trị tùy vào nguyên nhân gây ra.
  • Quang trị liệu có hiệu quả nếu bạn bị đốm trắng do điều trị bằng laser (giảm sắc tố do laser) như tẩy lông bằng laser, xóa hình xăm bằng laser hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser. Có thể sử dụng một loại thuốc gọi là psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA) hoặc tia cực tím B (UVB). Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp chiếu ánh sáng giúp điều trị chứng giảm sắc tố da do tia laser gây ra. Hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với bệnh bạch tạng hoặc sẹo bị giảm sắc tố. 
  • Đốm trắng trên da do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, khi thấy xuất hiện những đốm trắng các bạn cần đến gặp bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, nhanh chóng lấy lại màu sắc vốn có của làn da.

 

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sắc tố da nói chung hoặc mất sắc tố da, trắng da do nguyên nhân bất kỳ nói riêng, hãy liên hệ Đơn vị nghiên cứu và điều trị bạch biến của Medcare qua Hotline: 0931 888 115 hoặc bấm tại đây để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất nhé.

 
 
 

 

 

Chia sẻ
4 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận