Bạch biến là gì? Bạch biến là một vấn đề da phổ biến liên quan đến sự rối loạn về sắc tố da. Tính chất đặc trưng của bệnh là việc hình thành các vùng da có màu trắng, giới hạn rõ ràng. Khi tiến hành xét nghiệm mẫu da, ta quan sát thấy sự mất đi các tế bào chứa sắc tố hắc tố ở lớp biểu bì cận da.
Hiện tượng mất sắc tố này có thể xuất hiện tại một vùng da cụ thể hoặc lan tỏa và có khả năng hợp nhất thành những vùng lớn hơn. Tình trạng bệnh ảnh hưởng mạnh đến khía cạnh vẻ đẹp, đặc biệt đối với những người có da bình thường màu sậm. Những người mắc bệnh bạch biến thường trải qua cảm giác tự ti trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong các tình huống xã hội.
Nội dung bài viết
ToggleNhững biểu hiện của bệnh bạch biến
Bệnh làm cho da mất màu, thường xuất hiện dưới dạng các vùng da trắng bạch, dễ nhận biết bằng mắt. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh bạch biến:
- Mảng da trắng bạch: Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là sự xuất hiện của các vùng da trắng bạch hoặc mất màu trên cơ thể. Các vùng này có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da.
- Mất màu ở niêm mạc: Trong một số trường hợp, bệnh bạch biến có thể ảnh hưởng đến các vùng da niêm mạc như miệng, mắt hoặc bộ phận sinh dục.
- Thay đổi màu tóc: Ngoài việc ảnh hưởng đến da, bệnh bạch biến cũng có thể làm cho tóc trở nên trắng hoặc mất màu.
- Tâm lý và xã hội: Ngoài biểu hiện về vùng da mất màu, bệnh còn có thể gây ra tác động tâm lý và xã hội, do tác động đến ngoại hình và sự tự tin.
Tóm lại, biểu hiện chính của bệnh bạch biến là sự mất màu da, thường dễ nhận thấy bằng mắt thường và sự khách nhau giữa các vùng da lân cận.
Bệnh bạch biến có lây không? Có di truyền không?
Như chúng ta đã biết, bạch biến không phải và bệnh truyền nhiễm và do đó nó không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có di truyền giữa các thế hệ trong gia đình hay không? Nếu cha/mẹ mắc bệnh, thì con cái của họ có nguy cơ mắc bệnh hay không?
Các nghiên cứu cho thấy, hơn 30% người bệnh bạch biến có cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái cũng mắc bệnh bạch biến. Bạch biến cũng xảy ra ở cả 2 người trong những cặp sinh đôi cùng trứng. Nhiều khả năng bệnh được di truyền đa gen và được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Nguy cơ mắc bệnh ở con của những người bị bạch biến chưa được xác định rõ nhưng có thể <10%. Những gia đình có người bị bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, rụng tóc từng vùng và bạch biến có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn những gia đình khác.
Nguyên nhân gây nên bệnh bạch
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn nhưng được cho là kết hợp giữa các yếu tố di truyền, tác động của môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể đóng vai trò trong việc gây ra bệnh bạch biến:
1. Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền: Bệnh bạch biến có thể xuất hiện trong gia đình, có khả năng di truyền từ thế hệ cha mẹ. Một người có người thân bị bệnh bạch biến có khả năng bạn sẽ mắc căn bệnh này.
2. Rối loạn miễn dịch:
Rối loạn miễn dịch: Có thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể phát triển do hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất melanin trong da, gây ra sự gián đoạn trong quá trình sản xuất melanin.
3. Tác động của môi trường:
Tác động của môi trường: Tiếp xúc quá nhiều với các chất gây hại hoặc tác nhân gây ung thư có thể tác động tiêu cực đến sản xuất melanin và góp phần gây ra bệnh bạch biến.
4. Stress và tâm lý:
Stress và tâm lý: Một số nghiên cứu gợi ý rằng tình trạng tinh thần và tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh bạch biến. Như vậy rõ ràng, bệnh bạch biến không có tính lây nhiễm và chắc chắn không lây cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bạch biến.
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Do chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, nên bản thân bệnh bạch biến không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, bệnh bạch biến có thể đi kèm với những bệnh lý tự miễn khác, mà thường nhất là bệnh tuyến giáp tự miễn. Do đó, người bệnh bạch biến cần lưu ý tầm soát thêm các bệnh lý này, cũng như khám sức khoẻ tổng quát thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh bạch biến chẩn đoán như thế nào?
Việc chẩn đoán bệnh trong phần lớn trường hợp khá dễ dàng, chủ yếu dựa trên hình ảnh lâm sàng
của sang thương da: những dát mất sắc tố màu trắng đồng nhất, giới hạn rõ, rời rạc, bờ cong, bao quanh bởi vùng da bình thường và không có hiện tượng viêm kèm theo. Các chi tiết trong bệnh sử giúp ích cho chẩn đoán bao gồm:
- Tuổi khởi phát bệnh
- Các yếu tố hay sự kiện có thể đã xảy ra trước khi khởi phát bệnh
- Các triệu chứng đi kèm với sang thương da
- Tiến triển của sang thương theo thời gian
- Sự hiện diện của bệnh kèm theo
- Các thuốc đang sử dụng
- Tiền sử tiếp xúc hóa chất/nghề nghiệp
- Tiền căn gia đình bị bạch biến và các bệnh tự miễn khác
Ở những người có nền da bình thường sáng màu, có thể dùng đèn Wood để hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Dưới ánh sáng đèn Wood, vùng mất sắc tố có màu trắng xanh và giới hạn rõ.
Ngoài ra, dụng cụ soi da dermoscopy có thể giúp phân biệt các sang thương bạch biến tiến triển với các bệnh lý gây mất sắc tố tương tự. Trên dermoscopy, các dát bạch biến cho hình ảnh đặc trưng là các vùng còn lại sắc tố quanh nang lông và tình trạng dãn mạch, những hình ảnh này không có trong các rối loạn mất hoặc giảm sắc tố da khác. Trong một số ít những trường hợp khó, có thể cần sinh thiết da để xác định chẩn đoán.
Bạch biến điều trị có khó không?
Đây là một bệnh mạn tính và có xu hướng tái phát. Mục tiêu điều trị là làm ổn định tình trạng bệnh đang trong giai đoạn hoạt động, diễn tiến nhanh và làm phục hồi lại màu da ở những vùng đã bị mất sắc tố.
Hiện nay, tuy đã có rất nhiều phương pháp điều trị, nhưng việc điều trị bạch biến vẫn khá khó khăn, đáp ứng thường chậm, thay đổi theo từng bệnh nhân và khác nhau giữa những vùng da trên cùng cơ thể.
Việc điều trị đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm của người thầy thuốc.
Bạch biến được điều trị như thế nào?
Cho đến nay, vẫn chưa có một phương pháp nào có thể chữa dứt điểm hoàn toàn bạch biến. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp đã cho thấy hiệu quả phục hồi màu da ở những vùng da bị mất sắc tố trong một thời gian dài, đây cũng là mong muốn của đại đa số bệnh nhân bạch biến.
Các phương pháp điều trị bạch biến hiện nay bao gồm:
1. Tái sắc tố da bằng thuốc:
Các thuốc nhóm corticosteroid có thể được bác sĩ chỉ định uống hoặc thoa, các thuốc thoa nhóm ức chế calcineurin có tác dụng điều hòa miễn dịch như tacrolimus, các thuốc thoa nhóm đồng vận vitamin D.
Vừa qua, FDA vừa phê duyệt một loại thuốc mới được ứng dụng vào điều trị bạch biến, với hiệu quả đã được chứng minh rõ rệt: Ruxolitinib.
Xem thêm về Ruxolitinib tại đây
2. Liệu pháp ánh sáng:
Chiếu UVB phổ hẹp: ánh sáng phát ra có bước sóng từ 311 đến 313nm, đã được chứng minh có thể làm ngưng hoặc chậm tiến triển của bệnh bạch biến. Hiệu quả có thể cao hơn nữa khi kết hợp liệu pháp với corticosteroids hoặc các thuốc ức chế calcineurin.
Laser excimer: thiết bị này phát ra ánh sáng có bước sóng tử ngoại (cực tím), gần với bước sóng của NB-UVB, có năng lượng cao và khả năng điều trị hội tụ vào một vùng da nhỏ, giúp điều trị tập trung các vùng da bạch biến.
3. Phi kim (Nanopigment):
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để tạo những vi tổn thương theo thứ tự từ vùng còn sắc tố đến vùng mất sắc tố, với mục đích lôi kéo và cấy các tế bào hắc tố từ vùng chưa bị tổn thương sang vùng bệnh, giúp phục hồi sắc tố ở vùng này. Ngoài ra phương pháp này còn kích thích hiện tượng viêm, thúc đẩy sự tăng sinh và dịch chuyển của tế bào hắc tố và từ đó cải thiện màu da.
Đây là một phương pháp điều trị bổ sung có hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thuốc thoa, thuốc uống, liệu pháp ánh sáng và không muốn thực hiện các biện pháp xâm lấn hơn.
4. Ghép da tự thân:
Hiện nay, có nhiều phương pháp cấy ghép tế bào hắc tố lên vùng da bệnh, giúp phục hồi màu da. Các phương pháp hiệu quả nhất hiện nay bao gồm: ghép thượng bì tự thân, ghép tế bào thượng bì không nuôi cấy, và cấy ghép vi điểm micropunch. Tuỳ tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cấy ghép phù hợp nhất, với hiệu quả phục hồi sắc tố có thể lên đến 90-99%.
Các phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp bệnh nhân kháng trị với các phương pháp điều trị bạch biến thông thường khác. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một số ít đơn vị đã triển khai và thực hiện thành công phương pháp này, trong đó Medcare đã và đang gặt hái được nhiều thành công khi vận dụng ghép thượng bì tự thân để điều trị cho các trường hợp kháng trị.
Tìm hiểu về bệnh bạch biến các phương pháp điều trị can thiệp bạch biến tại đây.
Trang điểm cho người mắc bạch biến
Hiện nay đã có nhiều sản phẩm trang điểm với nhiều màu sắc phù hợp cho nhiều màu da đa dạng khác nhau, giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp xã hội hàng ngày trong thời gian chờ các phương pháp điều trị trên phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, ở những trường hợp bạch biến mà diện tích da lành còn lại rất ít gần như không đáng kể, chúng ta có thể làm mất sắc tố chủ động vùng da lành này, với mục tiêu giúp cho bệnh nhân có một làn da đều màu trên toàn cơ thể.
Phương pháp thường dùng nhất để làm mất sắc tố chủ động là thoa monobenzone. Việc thoa monobenzone cần theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, để tránh các tai biến do sử dụng thuốc không đúng cách, mà thường nhất là kích ứng da do sử dụng monobenzone nồng độ quá cao.
Bạch biến và những bệnh lý khác
Khi mất sắc tố hoàn toàn, chẩn đoán phân biệt có thể bao gồm mất sắc tố do hóa chất hoặc thuốc gây ra (ví dụ: imatinib), mất sắc tố sau viêm, mất sắc tố liên quan đến ung thư melanoma và xơ cứng bì, giai đoạn cuối của bệnh treponematosis và bệnh giun chỉ, và bệnh piebaldism (đối với các tổn thương bẩm sinh). Một tổn thương mất sắc tố hình tròn duy nhất trên thân người trẻ tuổi có thể là biểu hiện của halo nevus giai đoạn III.
Những tổn thương sớm hoặc những tổn thương mất một phần sắc tố cần được phân biệt với tình trạng giảm sắc tố sau viêm, bệnh lang ben và các bệnh nhiễm trùng da khác (ví dụ như bệnh phong). Ngoài việc giảm chứ không phải mất sắc tố, bớt mất sắc tố (nevus depigmentosus) có thể được phân biệt bằng sự ổn định và khởi phát sớm, mặc dù các tổn thương có thể không rõ ràng cho đến giữa thời thơ ấu ở những người có nền da sáng màu. Điều trị bằng corticosteroid tại chỗ hoạt lực mạnh cũng có thể dẫn đến giảm sắc tố.
Lối sống lành mạnh cho bệnh nhân bạch biến?
- Vì làn da của người bệnh bạch biến dễ bị tổn thương dưới ánh sáng mặt trời hơn rất nhiều so với người bình thường, cần bảo vệ làn da của bạn khỏi tác động của ánh nắng. Người bệnh nên chọn quần áo có thể che chắn nhiều diện tích da nhất có thể, và sử dụng các loại kem chống nắng phổ rộng, có khả năng chống nước với chỉ số SPF từ 30 trở lên.
- Để tăng cường hệ miễn dịch, người bệnh nên hạn chế tối đa stress trong cuộc sống hàng ngày. Sức khỏe tinh thần là rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy buồn, tự ti, thất vọng, hãy mạnh dạn chia sẻ với các bác sĩ, người thân và đặc biệt là những người bệnh bạch biến giống như bạn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những người giống mình trên các diễn đàn để kết nối và sẻ chia. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều đó.
- Ngoài ra, các chấn thương, vết thương như vết cắt, vết cào gãi, hay vết bỏng có thể kích thích xuất hiện các tổn thương bạch biến mới ở những vùng này, đây gọi là hiện tượng Koebner. Và cũng vì vậy, người bệnh không nên xăm, vùng da xăm có thể bị mất sắc tố và trở thành vùng da bạch biến mới sau khi xăm khoảng 10-14 ngày.
Các loại thức ăn nên dùng ở bệnh nhân bạch biến?
Hiện này, vẫn chưa có một “chế độ ăn cho bệnh nhân bạch biến” được chứng minh có hiệu quả rõ rệt giúp cải thiện bệnh. Người bệnh bạch biến nên có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Và cũng như các rối loạn liên quan đến tự miễn khác, người bệnh có thể có lợi khi sử dụng những loại thức ăn có tác dụng tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch như các loại thức ăn có chứa các hóa chất thực vật (phytochemicals), beta-carotene, và các chất chống oxy hóa.
Sau đây là một số loại thức ăn mà nhiều người bệnh bạch biến đã cho biết là có ích cho tình trạng bệnh của họ:
- Chuối
- Táo
- Các loại rau xanh, như cải xoăn hoặc xà lách romaine
- Đậu gà, còn gọi là đậu garbanzo
- Các loại rau củ, đặc biệt là củ dền, cà rốt, củ cải đỏ
- Quả sung và quả chà là
Bệnh da mất sắc tố và bạch biến có cần chống nắng không?
Khi bạn mắc bệnh bạch biến, việc bảo về làn da của bạn khỏi tác động của ánh nắng rất quan trọng. Làn da của bạn đã mất đi màu sắc tự nhiên bình thường và có thể bị phỏng nắng dễ dàng, điều này thậm chí còn làm bệnh diễn tiến nặng hơn sau đó. Việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng cũng làm tăng sự tương phản giữa vùng da bình thường và vùng da bị mất sắc tố do bạch biến, làm trầm trọng thêm mối lo về mặt thẩm mỹ.
Sau đây là một số điều bạn có thể làm để bảo vệ mình khỏi ánh nắng:
- Kem chống nắng: Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, bôi ở tất cả vùng da phơi bày ánh sáng trên cơ thể. Dùng kem chống nắng ngay cả trong những ngày nhiều mây hoặc âm u, và cả trong lúc lái xe vì tia UV có thể xuyên qua mây và cửa sổ xe hơi.
- Quần áo chống nắng: Quần áo dày và có màu sắc, đặc biệt là quần áo tối màu có khả năng bảo vệbạn tốt hơn khỏi tác động của tia cực tím. Ví dụ, một chiếc áo dài tay bằng vải denim cho chỉ số SPF 1,700. 1 chiếc áo thun trắng cho khả năng bảo vệ kém hơn, với chỉ số SPF khoảng 7, trong khi áo thun màu xanh lá có thể cho chỉ số SPF là 10.
Người mắc bạch biến có thể mắc các bệnh lý tiềm ẩn gì?
- Bệnh bạch biến đã được nghiên cứu cho thấy có liên quan đến các rối loạn tự miễn.
- Rối loạn tự miễn hay Bệnh tự miễn được hiểu là khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các mô và cơ quan của chính nó.
- Ở người bệnh bạch biến, hệ miễn dịch có vai trò trong việc tự tấn công các tế bào sắc tố (melanocyte) trong da. Khoảng 15 đến 25% bệnh nhân bạch biến cũng mắc ít nhất một bệnh tự miễn khác đồng thời, đặc biệt là các bệnh tuyến giáp tự miễn, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type 1, vảy nến, thiếu máu ác tính, bệnh Addision, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac, bệnh Crohn, hoặc viêm loét đại tràng.
- Khi không có bệnh tự miễn khác kèm theo, nhìn chung, bệnh bạch biến không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Tuy nhiên, mối lo về mặt thẩm mỹ là vấn đề chính ở những người mắc bệnh bạch biến.
Tổng quan các tiến bộ trong điều trị bệnh bạch biến hiện nay
Bạn có thể tham khảo bảng mô tả bên dưới về các tiến bộ hiện nay trong điều trị bệnh bạch biến
Chú thích: Bệnh bạch biến là một bệnh lý da mất sắc tố phổ biến trên thế giới. Như tóm tắt trên, nguyên nhân bệnh bạch biến hiện chưa biết rõ. Các nguyên nhân được giả định hiện nay là tình trạng stress oxy hoá và tiến trình tự miễn dịch (hệ miễn dịch cơ thể tự chống lại bản thân cơ thể). Điều này khiến cho tế bào sắc tố (là những tế bào tạo nên màu da) bị suy giảm chức năng và phá huỷ
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sắc tố da nói chung hoặc mất sắc tố da, trắng da do nguyên nhân bất kỳ nói riêng, hãy liên hệ Đơn vị nghiên cứu và điều trị bạch biến của Medcare qua Hotline: 0931 888 115 hoặc bấm tại đây để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất nhé.