Bớt giảm sắc tố là gì và điều trị như thế nào?

Nội Dung

Bớt giảm sắc tố là một loại bớt không phổ biến, thường được phát hiện từ khi mới sinh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả bớt giảm sắc tố. Hãy cùng Medcare tìm hiểu nhé.

Bớt giảm sắc tố là gì?

Bớt giảm sắc tố là một loại bớt màu trắng không phổ biến, có đặc điểm là một khoảng da có mà sắc nhợt nhạt thường rõ ràng. Nó thường có đường kính vài cm, có bờ không đều nhưng có giới hạn rõ. Hình dạng và kích thước rất thay đổi. Thông thường, các dát giảm sắc tố nhỏ hơn xuất hiện xung quanh các bờ của một sang thương lớn, giống như khi chúng ta tạt sơn.

Bớt giảm sắc tố (hay còn gọi là Achromic naevus hoặc Achromic nevus, naevus depigmentosus, naevus không sắc tố). Tên gọi ‘naevus không sắc tố’ không hoàn toàn đúng, vì các khoảng giảm sắc tố của bớt không hoàn toàn trắng, khác các vùng mất sắc tố ở bệnh bạch biến, là những vùng thiếu melanin và hoàn toàn thiếu tế bào hắc tố. Bớt giảm sắc tố thường đơn độc, trái ngược với bệnh xơ cứng củ với nhiều khoảng nhạt màu và được gọi là đốm lá tro.

Bớt thường được ghi nhận khi mới sinh hoặc thời thơ ấu, mặc dù các tổn thương có thể không rõ ràng cho đến giữa thời thơ ấu ở những người có làn da sáng màu. Bớt sẽ ổn định theo thời gian và có kích thước lớn dần khi trẻ lớn lên. Bớt thường xuất hiện nhiều nhất ở thân mình, nhưng cũng có thể phát sinh ở các chi và các nơi khác. Nó xuất hiện đơn độc trong 50% trường hợp và có thể đi theo đường cong Blaschko của cơ thể.

 

Biểu hiện

Các dấu hiệu và triệu chứng của Achromic Nevus bao gồm:

  • Những vùng da sáng màu hơn, nhợt nhạt, rõ ràng thường được quan sát thấy khi mới sinh hoặc trong những năm đầu đời
  • Không ngứa, chảy máu, đau hoặc rát ở những khu vực này
  • Các tổn thương thường đơn lẻ và có kích thước từ vài mm đến vài cm.
  • Các vị trí phổ biến nhất bao gồm vùng lưng và ngực. Các khoảng bớt giảm sắc tố cũng có thể được nhìn thấy trên cánh tay và chân
  • Những tổn thương này thường không thay đổi theo thời gian. Kích thước của tổn thương có thể tăng lên khi trẻ lớn lên, mặc dù các tổn thương mới không xuất hiện.
  • Những người có bớt thường không xuất hiện thêm sang thương mới nào vào những giai đoạn sau của cuộc đời
  • Các bớt giảm sắc tố hiếm khi có thể biến mất mà không cần điều trị
  • Không có hiện tượng tăng hoặc giảm cảm giác ở những vùng giảm sắc tố này. Điều này giúp phân biệt bệnh này với các bệnh khác như bệnh phong.

Hình ảnh: Bớt giảm sắc tố

 

Các biến thể khác nhau

Bớt giảm sắc tố có các biến thể:

  • Bớt giảm sắc tố đơn độc
  • Nốt ruồi mất sắc phân đoạn, còn gọi là rối loạn mất sắc tố phân đoạn, có ranh giới đường giữa và các bờ bên không rõ ràng; nó được coi là dạng giảm sắc tố của “rối loạn sắc tố phân đoạn”
  • Bớt giảm sắc tố dạng đường hoặc hệ thống có các dấu hiệu ở da trùng lặp với tình trạng giảm sắc tố của Ito. (Hypomelanosis of Ito)

Đôi khi, naevus mất sắc có liên quan đến các rối loạn thần kinh da khác. Các đốm nâu ở cùng vị trí đã được báo cáo trong một số trường hợp. Chúng có thể đại diện cho một đột biến ngược. Các dát lá tro thấy trong bệnh xơ cứng củ là các dát giảm sắc tố hình bầu dục nhìn giống như bớt giảm sắc tố nhưng thường biểu hiện dưới dạng nhiều sang thương trên cùng một người.

 

Nguyên nhân gây ra

Bớt giảm sắc tố là một dạng bệnh thể khảm ở da. Tình trạng này xảy ra bởi một dòng hắc tố bào bị giảm khả năng tạo ra melanin (các tế bào này khi hoạt động bình thường có vai trò tạo sắc tố melanin giúp quy định màu da). Số lượng hắc tố bào có thể bình thường hoặc giảm ở vùng da bị ảnh hưởng. Các hắc tố bào này cũng giảm khả năng vận chuyển melanosome (là các túi chứa melanin) lên các lớp bên trên của da để giúp tạo ra màu da bình thường ở vùng da này.

 

Chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ tục sau đây có thể cần được dùng trong quá trình chẩn đoán bớt giảm sắc tố:

Đánh giá đầy đủ về bệnh sử của người bệnh, kết hợp với thăm khám kỹ lưỡng

Trong quá trình lấy bệnh sử, bác sĩ có thể muốn biết những điều sau:

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào và nó có đang trở nên trầm trọng hơn không
  • Danh sách các loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn hiện đang được sử dụng
  • Tiền sử cá nhân và gia đình của một người về các bệnh ngoài da, nốt ruồi khi sinh, v.v.

Đèn Woods có thể giúp phân biệt bớt giảm sắc tố với bệnh bạch biến trong mốt số trường hợp.

Trong một số ít trường hợp khi chẩn đoán không rõ ràng, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết da để xác định chẩn đáon.

Sinh thiết mô (da): Một mẩu da nhỏ được bác sĩ cắt lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sau khi tập hợp các đặc điểm lâm sàng, và các đặc điểm về mặt vi thể, các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ cùng với bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra chẩn đoán xác định. Sinh thiết da thường được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiều bệnh lý da liễu.

 

Chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý nào?

Các bệnh lý khác cũng gây mất hoặc giảm sắc tố thường cần phân biệt với bớt giảm sắc tố bao gồm:

  • Bạch biến
  • Giảm sắc tố sau viêm
  • Vảy phấn trắng
  • Giảm sắc tố Ito
  • Nevus anemicus
  • Pityriasis lichenoides chronica
  • Dát giảm sắc tố của ung thư tế bào T ở da
  • Lang ben
  • Nấm thân
  • Bệnh phong

Do đó, các bệnh lý mất hoặc giảm sắc tố da cũng có thể nguy hiểm hoặc có nguy cơ lây nhiễm nếu không chẩn đoán đúng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.

 

Tìm hiều thêm về vấn đề nổi đốm trắng trên da tại đây.

 

Bớt giảm sắc tố có nguy hiểm không?

Bớt giảm sắc tố là tổn thương lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh thường chỉ ảnh hưởng chủ yếu và mặt thẩm mỹ.

 

Điều trị

Một số phương pháp đã được sử dụng để cố gắng tái tạo sắc tố bao gồm: laser excimer, liệu pháp quang học (PUVA) và ghép da.

Ngụy trang hay che vùng da bị ảnh hưởng bằng một số loại mỹ phẩm có thể hữu ích.

 

Tìm hiều thêm về công nghệ laser excimer trong phục hồi màu da ở vùng da bị mất sắc tố tại đây

 

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị bớt giảm sắc tố, hoặc các vấn đề tăng hoặc giảm sắc tố da khác, liên hệ ngay với Medcare để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị nhé.

 

Lưu ý

Người có bớt giảm sắc tố nói riêng và các bệnh lý giảm hoặc mất sắc tố nói chung cần lưu ý bôi kem chống nắng và kem dưỡng da thường xuyên lên các đốm trắng vì các vùng này không còn sắc tố melanin để bảo vệ khỏi tác hại của tia cực tím hay tia tử ngoại (UV) của mặt trời.

Việc tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong thời gian dài làm cho da nhanh lão hoá, cũng như tăng nguy cơ ung thư da.

 

Tài liệu tham khảo

  • Bolognia Dermatology 3rd Edition — Vitiligo and other disorders of hypopigmentation.
  • Kim SK, Kang HY, Lee ES, Kim YC. Clinical and histopathologic characteristics of nevus depigmentosus. J Am Acad Dermatol. 2006;55(3):423–8. doi:10.1016/j.jaad.2006.04.053. Medline.
  • Textbook of Pediatric Dermatology 2nd edition Harper J, Oranje A, Prose N. Blackwell Publishing 2006
  • Coupe RL. Unilateral systematized achromic naevus. Dermatologica 1967;134(1):19–35. doi:10.1159/000254235. PubMed
  • Lee HS, Chun YS, Hann SK. Nevus depigmentosus: clinical features and histopathologic characteristics in 67 patients. J Am Acad Dermatol 1999;40(1):21-6. doi:10.1016/s0190-9622(99)70524-4. Medline.
  • Mulekar SV, Al Issa A, Al Eisa A. Nevus depigmentosus treated by melanocyte-keratinocyte transplantation. J Cutan Aesthet Surg. 2011;4(1):29–32. doi:10.4103/0974-2077.79185. Medline.
  • Jagia R, Mendiratt V, Koranne RV, Sardana K, Bhushan P, Solanki RS. Colocalized nevus depigmentosus and lentigines with underlying breast hypoplasia: a case of reverse mutation?. Dermatol Online J. 2004;10(1):12. PubMed
  • Patterson JW. Weedon’s Skin Pathology, 5th edn. Elsevier, 2020, p359.
  • Kansal NK. Nevus depigmentosus: an update. Skinmed. 2019;17(2):100–4. PubMed
Chia sẻ