Nổi mề đay

Nội Dung

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể gây nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc cho bệnh nhân. Mề đay biểu hiện là những sẩn phù và ngứa nhiều trên da. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này, không phân biệt độ tuổi và thường thấy nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới.

 

NỔI MỀ ĐAY LÀ GÌ? 

Mề đay là một tình trạng da phổ biến, biểu hiện qua những nốt sần, sẩn phù và ngứa nhiều. Những nốt hoặc  này có thể đa dạng về hình dạng và kích thước, từ nhỏ đến lớn. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm đi sau khoảng 6 tuần, nhưng một số trường hợp lại kéo dài hoặc tái phát.

Nổi mề đay

Nổi mề đay

 

NGUYÊN NHÂN

Nổi mề đay là kết quả của phản ứng dị ứng của cơ thể với các chất gây kích ứng như thực phẩm, hóa chất, phấn hoa, lông thú, hoặc bụi trong nhà. Trong quá trình này, cơ thể sản xuất histamine và các chất trung gian, làm cho các mạch máu nhỏ giãn nở và dịch từ mạch máu chảy ra gây tích tụ dưới da, được gọi là phù mạch. Kết quả là da sưng đỏ và gặp phải tình trạng viêm. Đôi khi, dịch tích tụ dưới da có thể tạo thành các vết sưng nhỏ.

Nguyên nhân gây mề đay có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, bao gồm tiếp xúc với thuốc, thực phẩm, vi khuẩn, lông thú, hoặc ánh nắng mặt trời. Các yếu tố như căng thẳng, thay đổi nhiệt độ, hoặc áp lực lên da cũng có thể góp phần gây ra mề đay.

 

NỔI MỀ ĐAY CÓ BAO NHIÊU LOẠI:

Có hai loại:

Mề đay cấp tính:

Phát ban kéo dài dưới 6 tuần, xuất hiện đột ngột, có thể tập trung ở một số vùng da hoặc lan rộng toàn thân.

Khoảng 10% trường hợp gây phù mạch, mề đay sâu bên trong và gây ngứa, đau. Phù mạch có thể được cải thiện sau 72 giờ nếu điều trị đúng cách.

Điều trị và chăm sóc đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng, nhưng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính.

 

Mề đay mạn tính:

Tổn thương da kéo dài hơn 6 tuần, phát ban, sẩn ngứa màu hồng, đỏ hay trắng nhạt.

Gây ngứa, nóng rát, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Không phản hồi tốt với điều trị, có thể gây ra các biến chứng như chàm hóa, tăng sắc tố da và ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hô hấp và tiêu hóa.

 

Tìm hiểu thêm về viêm nang lông và những điều cần biết tại đây.

 

CÁC TRIỆU CHỨNG KHI NỔI MỀ ĐAY:

Triệu chứng của mề đay dễ nhận biết qua sự xuất hiện của các nốt sần , sẩn phù có màu da hoặc hồng trên da, giống như những vết muỗi đốt, với viền đỏ ở xung quanh. Mỗi nốt sần tồn tại trong khoảng 2-4 giờ và tự tan biến mà không cần điều trị (không kéo dài quá 24 giờ). Tuy nhiên, sau đó các nốt sần mới sẽ xuất hiện và gây ngứa tiếp tục. Tổn thương da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể và ngứa là một triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường phải đối mặt.

 

NHỮNG LƯU Ý KHI BỊ NỔI MỀ ĐAY: 

Mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy mề đay có thể tái phát nhiều lần, nhưng không có nguy cơ lây truyền giữa các cá nhân. Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình có thể cùng mắc mề đay do yếu tố di truyền, khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm hơn đối với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn hoặc thuốc, hoặc do sống trong môi trường có yếu tố dị ứng như thời tiết hoặc không khí.

Khi nhận biết được một số nguyên nhân gây mề đay như hải sản hoặc thuốc, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, vì nguyên nhân của mề đay rất đa dạng và đôi khi không rõ ràng, nên khó có thể phòng ngừa hoàn toàn.

Vì vậy, nếu bạn phát hiện mình bị mề đay, việc đi khám bác sĩ da liễu để điều trị triệu chứng ngay và tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng. Đặc biệt, nếu mề đay đi kèm với các triệu chứng như sưng môi, buồn nôn, tim đập nhanh, hoặc cảm giác lạnh run, đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ và bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu.

Chia sẻ