Những Vấn Đề Cần Biết về “Hôi Chân”

Nội Dung

Hôi chân luôn là vấn đề nan giải nhiều người trong chúng ta, cụ thể là những người thường xuyên hoạt động thể chất hoặc đi lại nhiều dẫn tới tuyến mồ hôi ở bộ phận này hoạt động mạnh mẽ kết hợp với lại vi khuẩn Staphylococcus. Kết quả, nó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta và mất sự tự tin khi đối diện các mối quan hệ.

Số ít người để ý rằng mỗi đôi chân của con người đều có một mùi riêng biệt. Ngoại trừ những người có mũi cực kỳ nhạy cảm, tương đối ít người thường có thể nhận thấy mùi hương của bàn chân. Nếu bàn chân của bạn không được chăm sóc một cách đúng đắn, mùi hôi chân sẽ phát triển khi mùi hương của bàn chân trở nên trầm trọng hơn.

 Chân chúng ta bị tác động bởi môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu và hoạt động hằng ngày làm cho lượng bài tiết mồ hôi tăng liên. Ngay lúc đó ,vi khuẩn tích tụ trong giày, tất và trên da của chúng ta. Sau đó, vi khuẩn sinh sôi, ăn các tế bào da chết và dầu trên bàn chân của chúng ta. Khi vi khuẩn phân hủy, nó sẽ tiết ra một mùi khó ngửi.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Hôi Chân

Mùi hôi chân có lây không, một mối quan tâm chung của những người mắc bệnh này? Mỗi bàn chân chứa 250.000 tuyến mồ hôi và tiết ra khoảng 500 ml mồ hôi mỗi ngày do đặc điểm sinh lý. Mồ hôi do thời tiết oi bức, ẩm ướt tạo ra môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi, từ đó gây ra bệnh hôi chân.

 Nguyên nhân chính khiến bàn chân có mùi hôi là do sự tích tụ của mồ hôi và vi khuẩn trên chúng ta và nhiễm nấm như nấm da chân. Lượng mồ hôi của chúng ta đổ ra có thể bị ảnh hưởng bởi: thời tiết nóng, tập thể dục, đứng cả ngày, tình trạng thừa cân, thay đổi nội tiết tố, xảy ra ở tuổi dậy thì, mãn kinh và mang thai, một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm. Thêm vào đó, di truyền cũng đóng yếu tố quan trọng dẫn tới tăng lượng mồ hôi, điều này càng làm cho nguyên nhân hôi chân tăng lên.

Nguyên nhân khách quan:

1. Do Tuyến Mồ Hôi Hoạt Động Mạnh

Khoa học đã chứng minh, chân bộ phận trên cơ thể có hơn 200 nghìn tuyến mồ hôi hoạt động hàng ngày. Chức năng chính của chúng là giúp cơ thể của chúng ta bài tiết và tự giải nhiệt khi cần thiết, đặc biệt hoạt động mạnh mẽ ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Bên cạnh đó, độ tuổi và giới tính cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc tiết mồ hôi. Khi bàn chân liên tục bài tiết, da sẽ ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi vi khuẩn tự nhiên có trong môi trường, làm cho mùi hôi chân trở nên trầm trọng thêm. Đặc biệt, những người có nhiều tuyến mồ hôi hơn mức trung bình sẽ có các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, có thể gây tắc lỗ chân lông và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây mùi ở chân.

2. Do Cơ Địa Loại Da

Da chúng ta được chia thành ba loại cơ bản: da thường, da khô và da dầu. Trong đó, da dầu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về vấn đề gây ra bệnh hôi chân. Do cơ chế hoạt động tiết dầu thường xuyên để giữ ẩm cho làn da, vô tình gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông ở bàn chân.

3. Do Yếu Tố Thần Kinh

Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và trán là phản ứng thường xuyên của cảm xúc khi bị căng thẳng, phấn khích, tức giận hoặc sợ hãi. Các vấn đề tâm lý con người như hội chứng sợ đám đông cũng là nguyên nhân chủ chốt tiết mồ hôi nhiều

Như thể chưa đủ khủng khiếp, căng thẳng cũng có thể khiến chân chúng ta bị hôi! Ngoài việc gây nổi mụn, tăng cân và đau đầu, tác dụng phụ kinh khủng của việc làm việc quá sức hoặc hoàn cảnh khó khăn cũng có thể khiến chân chúng ta có mùi. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến đôi chân bốc mùi nếu gần đây chúng ta rơi vào hoàn cảnh căng thẳng hơn bình thường.

4. Do bệnh gây ra

Nấm chân là một ví dụ điển hình gây ra nguyên nhân hôi chân hiện nay, vi khuẩn tích tụ lâu ngày tạo ra những mảng đỏ, vẩy hoặc nứt bàn chân và da tróc ra thành từng mảng khác nhau. Trong khoảng thời gian dài, những triệu chứng trên sẽ tạo ra cảm giác khó chịu và chân có mùi hôi.

Nguyên Nhân Chủ Quan

1. Do Vệ Sinh Kém

Đây không phải là một trong những vấn đề dễ nhận ra, nhưng nó là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà chúng tôi nhận thấy. Vệ sinh kém dễ dàng là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bàn chân bốc mùi, và vì một lý do khá đơn giản. Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể bị lãng quên nhất khi cần phải làm sạch kỹ lưỡng và sâu, và điều đó thường có thể dẫn đến hôi chân. Bạn hãy tưởng tượng rằng sau một ngày đi làm vất vả, bạn quyết định sẽ mang đôi tất cũ cho ngày mai. Thật sự, bạn đã vô tình tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn cư ngụ trong đôi tất của bạn. Cộng hưởng việc không thường xuyên vệ sinh cơ thể, bệnh hôi chân của bạn trở nên mãn tính.

2. Mang 1 Đôi Giày Thường Xuyên

Việc mang 1 đôi giày thường xuyên không được chà rửa một cách liên tục cũng sẽ là một địa điểm thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Bởi vì giày và tấm lót giữ lại mồ hôi dư của chân, vi khuẩn bị phân huỷ, nó sẽ tiết ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, mùa hè ở Việt Nam việc hôi chân sẽ không thể tránh khỏi nếu như bạn không vệ sinh giày của chính bạn.

3. Dùng Chung Giày Với Người Bị Hôi Chân

Cơ bản bệnh hôi chân có thể bị lây từ người khác như mọi người thường nói, khi bạn đi giày của người hôi chân. Vô tình, bạn đã tạo điều kiện để cho những vi khuẩn đó bám trên chân của bạn. Và sau khi bạn mang lại giày của chính mình, những con vi khuẩn sẽ dễ dàng tiếp cận đến một môi trường mới và lặp lại vòng tuần hoàn gây ra bệnh hôi chân cho bạn.

Làm thế nào để cải thiện bệnh hôi chân

1. Ngâm chân:

Tắm và chà rửa dưới vòi sen chưa phải là cách hiệu quả để trị bệnh hôi chân. Theo một số chuyên gia cho biết, liệu pháp ngâm chân là một trong những cách hiệu quả nhất cách trị hôi chân. Muối,  giấm, trà và baking soda là những yếu tố quan trọng để giúp khử mùi hôi trong lúc ngâm.

  • Ngâm muối: dùng chậu hoặc bồn ngâm chân trong vòng 10 đến 20 phút, da của bạn sẽ bị mất độ ẩm. Điều này làm giảm quá trình sinh sản và tồn tại của vi khuẩn.
  • Ngâm giấm: Bạn có thể sử dụng giấm trắng hoặc giấm táo trong quá trình ngâm chân. Cũng như ngâm muối, dùng bồn hoặc chậu trong vòng 10 đến 20 phút, vi khuẩn sẽ không thể sống trên chân của bạn. Cần lưu ý, không ngâm giấm trong lúc da của bạn đang tổn thương hoặc trầy xước, nó có thể dẫn đến kích ứng cho da như ngứa ngáy, mẩn đỏ và lở loét.
  • Ngâm nước trà: Trà chứa hợp chất Polyphenol, giúp khả năng chống oxy hóa và chống viêm chân. Bạn sử dụng trà pha với nước ấm và bắt đầu ngâm chân, nhiệt độ của nước sẽ giúp cho lỗ chân lông trên bàn chân nở ra và tiêu diệt đi những vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đi kèm với những lợi ích khác như cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng.
  • Ngâm baking soda: hợp chất muối có ga, có tác dụng khử trùng và làm sạch, bạn có thể pha với nước ấm và ngâm chân để khử mùi hôi chân.

2. Khử trùng giày

Khử trùng giày là cách đi giày không hôi chân hiệu quả nhất bởi vì nó giúp bạn có ý thức chăm sóc bản thân và vệ sinh vật dụng tốt hơn. Ngay cả khi bạn không đi đôi giày đó, bạn vẫn phải vệ sinh để đảm bảo vi khuẩn không cư ngụ trong đôi giày thân yêu của bạn. Nhu cầu tăng cao, dẫn đến có nhiều vật dụng đáp ứng chữa bệnh hôi chân hơn như bình xịt khử trùng đa năng có thành phần etanol và các hóa chất khử diệt vi trùng khác. Hoặc là theo phương pháp truyền thống, giặt giày và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để khử khuẩn.

3. Giặt tất từ bên trong

Những đôi tất được bạn mang thường xuyên để tham gia hoạt động bên ngoài thường chứa phần trăm vi khuẩn nhiều hơn so với những đôi tất khác. Bởi vì các loại vi khuẩn này nằm bên mặc trong của tất và khó tiếp cận ánh sáng mặt trời trong quá trình giặt dũ. Do vậy, khi làm sạch bạn cần phải lộn hết tất cả các mặt trong của tất để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn và sử dụng bột giặt chuyên dụng để đạt được hiệu quả.

4. Tinh dầu

Do được chưng cất với các nguyên liệu tự nhiên như chanh và xả có khả năng kháng khuẩn cao. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để khử mùi cho những khu vực có không khí ô nhiễm như gần thùng rác, nơi để quần áo bẩn, kệ giày dép. Chỉ với vài giọt tinh dầu hòa với nước là bạn đã có thể tạo ra dung dịch tẩy rửa hiệu quả cho đôi giày của bạn.

5. Sử dụng bột

Thử sử dụng bột chống mồ hôi chân không kê đơn như phấn rôm, Borax (Hàn the) nếu bạn thấy giày bạn hơi ẩm. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch tự chế và đổ tinh bột ngô vào giày để giữ chân khô ráo bởi vì loại bột này có khả năng thấm hút cao.

6. Tẩy Tế Bào Chết cho Bàn Chân

Để chữa và ngăn ngừa bàn chân bốc mùi, việc chăm sóc chân tốt là điều cần thiết. Điều này không chỉ đơn giản là thường xuyên rửa chân bằng xà phòng diệt khuẩn; nó cũng liên quan đến việc chú ý đến khoảng trống giữa các ngón chân của bạn.  Sử dụng các loại gel tẩy tế bào chết hoặc dùng bàn chải chà mạnh để loại bỏ lớp sừng trên da đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn gây nấm mốc trên da bàn chân.

7. Lời Khuyên Về Giày Dép

Một số phương pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm đi tình trạng chân có mùi hôi của mình:

  • Tất: Chúng ta nên lựa chọn chất liệu tất thường làm bằng len, acrylic và polypropylene có độ thấm hút mồ hôi chân cao, đảm bảo rằng đôi giày của bạn luôn trong tình trạng thông thoáng. Thêm vào đó, vật dụng này có tính linh động cao giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi hàng ngày. Đặc biệt hơn, chúng có thể giúp bạn thể hiện cá tính của mình qua cách chọn mẫu mã và làm bắt mắt đôi giày của bạn hơn.
  • Giày: Mọi người thường thắc mắc “Chân ra mồ hôi nên đi dép gì hoặc giày gì?” Mùi hôi chân giảm bớt nhờ sự bốc hơi mồ hôi tăng lên và bớt ẩm ướt trong những đôi giày thoáng khí hơn. Do đó, giày lười và giày làm bằng vật liệu tự nhiên như da giúp bàn chân “thở” tốt hơn giày làm bằng vật liệu tổng hợp. Những đôi giày làm bằng nhựa thường hiếm khi thoáng khí và khiến bàn chân đổ mồ hôi nhiều hơn, điều này càng khiến bàn chân bốc mùi. Ngoài ra, để giày khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng có thể làm giảm khả năng chân có mùi đặc biệt khó chịu.
  • Tấm lót giày: các tấm lót giày dành cho mùi hôi chân thường được sử dụng chất liệu như vải cùng với đệm bên dưới được may kèm làm cho việc thấm hút mồ hôi chân trở nên hiệu quả hơn. Một số nhà sản xuất còn đính kèm những vật liệu thảo mộc bên trong miếng lót giày chẳng những thấm hút tốt mà còn giúp giày có một mùi hương vô cùng thoải mái. Thêm vào đó, có còn có một số chức năng như tăng chiều cao, giảm áp lực cho bàn chân trong quá trình đi lại.

8. Luôn giữ giày khô

Để ngăn vi khuẩn gây mùi hôi chân phát triển, hãy giữ cho đôi giày của bạn luôn khô ráo, không tì vết cả từ trong ra ngoài. Luôn đảm bảo rằng bàn chân của bạn khô ráo trước khi mang giày. Trước khi mang giày trở lại, hãy giặt và phơi khô nếu giày bị ẩm do mưa hoặc chưa được làm sạch.

9. Sử Dụng Các Loại Thuốc Chuyên Dụng

Các loại thuốc khử mùi hôi chân trên thị trường hiện nay có đa dạng hình thức sử dụng khác nhau như xịt và lăn. Đa phần chúng được sản xuất bởi các nguyên liệu thiên nhiên làm giảm mùi hôi chân. Tuy nhiên, các bạn nên cân nhắc các sản phẩm uy tín và có thương hiệu rõ ràng để tiêu dùng bởi vì mặt hàng này trôi nổi trên thị trường rất nhiều.

10. Vệ Sinh Móng Chân

Để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hãy thường xuyên cắt tỉa móng tay (móng chân mỗi tháng một lần) để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng tích tụ ở đó.

11. Dùng Dầu Thơm Khử Mùi Hôi Chân

Thành phần của dầu thơm luôn bao gồm alcohol (cồn), hợp chất hóa học này rất hữu ích cho việc làm sạch, khử khuẩn và làm giảm đi tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Cộng hưởng việc chiết xuất tinh dầu từ thảo mộc, hoa quả hoặc gỗ để tạo mùi. Điều này làm cho việc mùi hôi chân được giảm một cách đáng kể và tạo ra mùi hương thoang thoảng dễ chịu cho mọi người xung quanh.

12. Các Miếng Giấy Thấm Khô

Loại giấy này có khả năng hút dầu rất vượt trội. Nhờ đó, bạn có thể nhét một ít giấy vào trong giày trước khi xỏ chân vào. Bạn có thể đi lại mà không bị căng thẳng trên đôi chân của mình vì giấy khá mỏng và dễ thấm mồ hôi. Sau khi sử dụng xong, thay thế tờ giấy thấm mới. Cách làm này rất thiết thực và khử mùi hôi chân hiệu quả.

13. Lau Chân Sạch Sau Khi Rửa

Điều quan trọng cần lưu ý là vi khuẩn gây mùi hôi chân phát triển mạnh nhất trong môi trường ẩm ướt. Do đó, hãy lau chân bằng khăn bông mềm sau khi rửa sạch. Luôn lau chân sau khi rửa để loại bỏ môi trường sống ưa thích của vi khuẩn. Mặc dù vậy, để ngăn bàn chân không bị khô. Để loại bỏ hoàn toàn nước, hãy sử dụng một chiếc khăn vừa đủ thấm. Nếu b

14. Can Thiệp Y Tế

Ngay cả khi đã áp dụng tất cả các quy trình nói trên, khử mùi hôi chân vẫn không hề khuyên giảm. Trong tình huống này, việc tìm kiếm trợ giúp y tế chuyên nghiệp có thể liên quan đến việc gặp bác sĩ:

  • Một cách tiếp cận để điều trị mùi hôi chân là công nghệ điện chuyển ion. Công nghệ điện chuyển ion hoạt động bằng cách đưa một dòng điện nhẹ qua nước đến da để làm chậm quá trình tiết mồ hôi ở bàn chân.
  • HYAL BTX là một phương pháp khác đôi khi được sử dụng, để ngăn các tuyến mồ hôi tiết ra, thuốc này được tiêm vào chân. Trên thực tế, mồ hôi dưới cánh tay ra nhiều cũng đã được điều trị bằng cách HYAL BTX. Quá trình này ít xâm lấn, chỉ mất từ 30 đến 60 phút, không đau, không cần thời gian nghỉ dưỡng và quan trọng nhất là không có tác dụng làm rụng lông. Nó có thể ngăn ngừa mùi hôi chân từ 3 đến 4 tháng.

Lời kết

Vi khuẩn và sự ẩm ướt là nguyên nhân chính khiến bàn chân bốc mùi trong hầu hết các trường hợp. Vì vậy, nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mùi hôi chân có thể lây lan. Ngay cả khi mùi hôi chân không nguy hiểm nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến cuộc sống của bạn. Hãy áp dụng những mẹo chữa hôi chân kể trên và cẩn thận thực hiện mỗi ngày để khiến mọi người thích thú với đôi chân của mình hơn.

Chia sẻ