Skip to main content

PRP trong điều trị rụng tóc

Sau ứng dụng ban đầu để chữa lành các khớp, PRP đã đạt được nhiều sự chú ý trong vài năm qua như một cách để kích thích mọc tóc. Sau đây là những gì bạn cần biết về nó.

PRP có thể được sử dụng “off-label” để giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Rụng tóc do di truyền là cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 80 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Nhiều đàn ông và phụ nữ phải đối diện với mái tóc mỏng hoặc hói đột ngột và cần tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, trước đây các bác sĩ đã ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình rụng tóc bằng cách kê đơn thuốc hoặc thực hiện quy trình cấy tóc. Tuy nhiên, nhiều lựa chọn trong số này đi kèm với các tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn chức năng tình dục, ngứa da đầu hoặc thời gian hồi phục lâu.

Tác dụng phụ tối thiểu là một lý do khiến phương pháp điều trị mới gọi là liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (còn được gọi là PRP) ngày càng phổ biến.

Tại đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu PRP là gì, PRP phù hợp nhất với ai và những nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý.

Định nghĩa PRP Therapy là gì?

Jeffrey Rapaport, MD, một bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận có trụ sở tại Englewood Cliffs, New Jersey, cho biết các bác sĩ lần đầu tiên sử dụng PRP trong y học ở Châu Âu vào năm 2005. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2016 trên Tạp chí Da liễu lâm sàng Hoa Kỳ, PRP đã giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, thường là trong phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình và y học thể thao.

Shilpi Khetarpal, MD, bác sĩ da liễu cho biết PRP vẫn thường được sử dụng để giúp mọi người và vận động viên phục hồi sau các chấn thương liên quan đến khớp, nhưng phải đến năm năm trước, các bác sĩ da liễu mới bắt đầu sử dụng liệu pháp này để điều trị rụng tóc. Cho đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới chỉ phê duyệt PRP để sử dụng trên khớp trong chấn thương chỉnh hình và các công bố đầu tiên liên quan PRP trong khớp đã có từ năm 2005. Một bài báo được xuất bản vào tháng 2 năm 2015 trên Tạp chí Phẫu thuật Đầu gối đã lưu ý rằng việc sử dụng PRP trong bất kỳ môi trường nào khác, chẳng hạn như để điều trị chứng rụng tóc hoặc các vấn đề về da, được coi là “off-label”.

PRP Therapy hoạt động chính xác như thế nào?

Trong quy trình PRP, kỹ thuật viên lấy máu, thường là từ cánh tay của bệnh nhân, sau đó sẽ quay ly tâm máu để chiết xuất huyết tương. Huyết tương là một thành phần được tìm thấy trong máu có chứa tiểu cầu, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bác sĩ sẽ tiêm huyết tương vào các vùng trên da đầu bị rụng tóc – thường là khoảng 15 đến 20 lần tiêm cho mỗi đợt PRP.

Mặc dù nghe có vẻ đau nhưng PRP hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào đáng lo ngại. Bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức nhẹ tại nơi tiêm, nhưng hoàn toàn có thể phục hồi sau thủ thuật.

PRP không mang lại kết quả ngay lập tức, vì vậy bạn không nên mong đợi có được một mái tóc dày chỉ sau một đêm. Bạn có thể sẽ cần ba buổi trị liệu hàng tháng, sau đó là từ bốn đến sáu tháng, và kế đó là các liệu trình bảo trì mỗi năm. Lịch trình chính xác của kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm lượng tóc rụng mà bạn đang phải đối mặt, cũng như tuổi tác, nội tiết tố và cấu trúc di truyền của bạn. Bạn có thể sẽ bắt đầu thấy tóc mọc lại ở lần điều trị thứ 3 và thứ 4.

Các nghiên cứu nói gì về PRP và lợi ích của nó?

Mặc dù PRP để điều trị rụng tóc là tương đối mới, nhiều nghiên cứu đã được hứa hẹn. Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 của Tạp chí Phẫu thuật Da và Thẩm mỹ đã thử nghiệm PRP trên 11 người đàn ông bị rụng tóc nội tiết tố nam thất bại điều trị sau sáu tháng dùng thuốc. Sau ba tháng, họ được điều trị bốn lần PRP và thấy số lượng tóc của họ tăng khoảng 30%. Một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 9 năm 2017 trên Tạp chí Da liễu Mỹ phẩm cũng cho thấy hiệu quả của PRP đối với việc tăng số lượng và độ dày của tóc.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp ích cho ai?

PRP đã được chứng minh là giúp ích cho cả nam giới và phụ nữ, chủ yếu là những người bị rụng tóc nội tiết tố androgen, là chứng hói đầu kiểu nam và ở phụ nữ.

Dưới đây là một số người có thể đạt nhiều lợi ích từ PRP:

  • Đàn ông hói đầu
  • Phụ nữ bị rụng tóc hoặc tóc mỏng do mãn kinh
  • Những người bắt đầu rụng tóc trong vòng 5 năm trở lại đây (Nếu thời gian rụng tóc lâu hơn 5 năm, các nang tóc có thể trở nên nhỏ và mỏng đến mức việc thúc đẩy mọc tóc sẽ không tạo ra sự khác biệt nào và bạn cần nhiều phương pháp điều trị khác hỗ trợ).

Cũng có một số nhóm mà PRP có thể không hiệu quả, bao gồm:

  • Các tình trạng sức khỏe đi kèm với rụng tóc, bao gồm bệnh lupus hoặc bệnh tuyến giáp, như suy giáp hoặc cường giáp (Những người có vấn đề về tuyến giáp không phù hợp với điều trị này vì rụng tóc không chỉ do bệnh mà còn do thuốc. Trong những trường hợp này, rụng tóc có thể sẽ tiếp tục ngay cả sau khi PRP)
  • Tiền sử rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu, thuốc chống đông máu hoặc viêm gan (Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tiểu cầu)
  • Ung thư da hoặc nhiễm trùng đang hoạt động trên da đầu (Vì PRP thúc đẩy tăng trưởng nên nó có thể đổ thêm dầu vào lửa nếu có tình trạng bệnh tồn tại từ trước)

 Một số nhược điểm có thể có của việc sử dụng PRP là gì?

Nhìn chung, PRP là an toàn và hiệu quả. Để thấy được kết quả, bạn phải cam kết thực hiện khoảng bốn lần điều trị trong năm đầu tiên.

Cho đến hiện tại, các thuốc như Proscar (finasteride) và Rogaine (minoxidil) là những thuốc điều trị rụng tóc đầu tay. Và do đó bạn không nên coi PRP là phương pháp điều trị đầu tiên vì nó không giải quyết được nguyên nhân gây rụng tóc. Hãy coi PRP giống như việc cung cấp các yếu tố tăng trưởng để làm cho tóc mọc, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây nên rụng tóc, PRP không thể cải thiện các vấn đề nội tiết tố hoặc di truyền nào. Do đó, bạn cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị từ các bác sĩ da liễu đưa ra. Ngoài ra, PRP có thể nguy hiểm nếu các kỹ thuật viên cẩu thả và không sử dụng các ống được FDA chấp thuận hoặc không cẩn thận trong việc đảm bảo máu của bạn — và chỉ máu của bạn — được tiêm.

Tổng kết

PRP là một cách ngày càng phổ biến để điều trị rụng tóc. Là phương pháp lấy huyết tương từ máu của bạn và tiêm vào da đầu để cung cấp dưỡng chất kích thích mọc tóc.

Quy trình này tương đối không đau và không cần thời gian phục hồi. Nhưng phải mất vài tháng để thấy kết quả điều trị và cần phối hợp với các phương pháp khác.

Nếu bạn có vấn đề về rụng tóc, hãy liên hệ đến phòng khám Medcare để được tư vấn, thăm khám và điều trị bạn nhé

Thuốc thoa trong điều trị rụng tóc

Thuốc thoa sử dụng cho điều trị kích thích mọc tóc

Minoxidil thoa lên da đầu được sử dụng để kích thích mọc tóc ở nam giới và phụ nữ trưởng thành bị hói đầu. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được hiểu rõ.

Để thấy được rõ hiệu quả của minoxidil trong việc kích thích mọc tóc, cần mất vài tháng sử dụng và cần điều trị kéo dài nhằm duy trì hiệu quả tối ưu. Rụng tóc sẽ quay trở lại trong vòng vài tháng sau khi ngừng điều trị bằng minoxidil.

Tại Hoa Kỳ, thuốc có sẵn mà không cần bác sĩ kê đơn.

Trước khi sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì những nguy cơ của việc dùng thuốc phải được cân nhắc đi đôi với lợi ích mà nó mang lại. Quyết định tùy thuộc vào bạn và bác sĩ sau khi thảo luận, chọn lựa sao cho phù hợp nhất cho từng cá nhân. Đối với những loại thuốc này, cần quan tâm đến một số yếu tố sau đây:

1. Dị ứng:

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, cũng như các loại dị ứng khác, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với các sản phẩm không kê đơn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc thành phần trên bao bì một cách cẩn thận.

2. Trẻ em:

Các nghiên cứu hiện nay không đánh giá tác dụng của minoxidil tại chỗ ở trẻ em. An toàn và hiệu quả chưa được hiểu biết rõ ràng.

3. Người già:

Các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay vẫn chưa chứng minh được liệu rằng tác dụng của minoxidil tại chỗ có hạn chế ở người cao tuổi hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc hoạt động tốt nhất ở những bệnh nhân trẻ tuổi có tiền sử rụng tóc trong thời gian ngắn. Minoxidil chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân trên 65 tuổi.

4. Cho con bú:

Các nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy thuốc này gây nguy cơ không đáng kể cho trẻ sơ sinh khi sử dụng trong thời gian cho con bú.

5. Tương tác với thuốc:

Mặc dù một số loại thuốc nhất định không nên được sử dụng cùng nhau, nhưng trong những trường hợp nhất định, hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau ngay cả khi có thể xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn (OTC) nào khác.

6. Tương tác với thức ăn/thuốc lá/rượu:

Một số loại thuốc không nên được sử dụng lúc ăn, gần thời điểm ăn hoặc ăn một số loại thực phẩm vì có thể xảy ra tương tác. Sử dụng rượu hoặc thuốc lá với một số loại thuốc cũng có thể gây ra tương tác. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc của bạn với thức ăn, rượu hoặc thuốc lá.

7. Các vấn đề y tế khác:

Sự hiện diện của các vấn đề y tế khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng minoxidil. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề y tế nào khác, đặc biệt là:

  • Bất kỳ vấn đề nào khác về da, kích ứng hoặc bỏng nắng trên da đầu. Những tình trạng này có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều minoxidil tại chỗ và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Mắc bệnh tim hoặc
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao). Thuốc bôi minoxidil chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân mắc các bệnh này, nhưng các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể phát triển đối với những bệnh nhân này nếu họ sử dụng nhiều thuốc hơn mức khuyến cáo trên một diện tích rộng và quá nhiều minoxidil được hấp thụ vào cơ thể.

Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc đúng cách

Phần này cung cấp thông tin về việc sử dụng đúng cách một số sản phẩm có chứa minoxidil. Nó có thể không phải dành riêng cho điều trị kích thích mọc tóc. Điều quan trọng là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Điều quan trọng là bạn chỉ sử dụng thuốc này theo hướng dẫn, không sử dụng nhiều hơn và không sử dụng thường xuyên hơn so với chỉ định của bác sĩ vì điều này có thể làm tăng khả năng thuốc được hấp thụ qua da. Vì lý do tương tự, không bôi minoxidil lên các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Khi thuốc hấp thụ vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu và gây ra các tác dụng không mong muốn.

Không sử dụng bất kỳ sản phẩm da nào khác trên cùng vùng da mà bạn sử dụng minoxidil. Thuốc nhuộm tóc và thuốc duỗi tóc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị bằng minoxidil miễn là da đầu được gội sạch ngay trước khi bôi thuốc nhuộm tóc hoặc thuốc duỗi tóc. Không nên sử dụng minoxidil 24 giờ trước và sau quy trình làm tóc. Và nhớ rằng không tăng gấp đôi liều minoxidil của bạn để bù cho bất kỳ liều nào đã quên.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc thoa tại chỗ minoxidil:

  • Hãy chắc chắn rằng tóc và da đầu của bạn khô hoàn toàn trước khi bôi thuốc này.
  • Thoa một lượng theo quy định và bắt đầu ở trung tâm của vùng da đầu được điều trị. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách thoa thuốc.
  • Không gội đầu trong 4 giờ sau khi bôi minoxidil.
  • Ngay sau khi sử dụng thuốc, hãy rửa tay nhằm loại bỏ thuốc dính trên tay.
  • Không sử dụng máy sấy tóc để làm khô da đầu sau khi bạn thoa dung dịch minoxidil vì có thể làm cho việc điều trị kém hiệu quả hơn.
  • Để minoxidil khô hoàn toàn trong 2 đến 4 giờ sau khi bôi, kể cả trước khi đi ngủ. Minoxidil có thể làm ố quần áo, mũ hoặc khăn trải giường nếu tóc hoặc da đầu của bạn không khô hoàn toàn sau khi sử dụng thuốc.
  • Tránh làm thuốc dính vào các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể xảy ra nếu thuốc mới thoa còn ướt, sau đó dính vào vỏ gối hoặc khăn trải giường của bạn hoặc nếu tay bạn không được rửa sạch sau khi bôi minoxidil.

Cách thoa tại chỗ minoxidil dạng bọt (foam):

  • Mở chai xịt bằng cách khớp mũi tên trên vòng chai với mũi tên trên nắp. Tháo nắp ra.
  • Rẽ tóc thành một hoặc nhiều hàng để lộ vùng tóc mỏng trên da đầu.
  • Giữ mặt trên chai hướng xuống và nhấn vòi để tạo bọt trên ngón tay của bạn.
  • Dùng ngón tay thoa đều bọt lên vùng rụng tóc và nhẹ nhàng mát-xa vào da đầu.
  • Ngay sau khi sử dụng thuốc, hãy rửa tay để loại bỏ thuốc có thể dính trên tay.

Nếu da đầu của bạn bị trầy xước, kích ứng hoặc bỏng nắng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bôi minoxidil.

Dung dịch hoặc minoxidil dạng bọt chỉ được sử dụng trên da đầu, tránh xa mắt, mũi và miệng. Nếu bạn vô tình để thuốc dính vào mắt, mũi hoặc miệng, hãy rửa sạch dưới vòi nước mát. Và nhớ cẩn thận tránh hít phải dòng thuốc xịt nếu bạn đang sử dụng dạng bình xịt.

Không sử dụng dạng bọt gần nhiệt, ngọn lửa, hoặc trong khi hút thuốc. Không chọc thủng, làm vỡ hoặc đốt bình xịt.

Liều lượng

Liều lượng của thuốc sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Sử dụng theo thông tin kê đơn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên nhãn. Thông tin dưới đây chỉ nêu ra liều trung bình thường dùng của thuốc. Nếu liều lượng của bạn được kê đơn khác, đừng thay đổi trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn làm như vậy.

Lượng thuốc bạn dùng phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc. Ngoài ra, số liều bạn dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và khoảng thời gian bạn dùng thuốc tùy thuộc vào vấn đề y tế khiến bạn phải sử dụng thuốc.

Mục đích giúp tóc phát triển:

  • Đối với dạng bào chế dung dịch bôi ngoài da:
  • Người lớn: Bôi 1 mililit (mL) lên da đầu hai lần một ngày.
  • Trẻ em: Sử dụng và liều lượng phải được chỉ định bởi bác sĩ.
  • Đối với chế phẩm dạng bọt thoa tại chỗ:
  • Người lớn: Sử dụng nửa nắp cho da đầu hai lần một ngày.
  • Trẻ em: Việc sử dụng và liều lượng phải được chỉ định bởi bác sĩ.

Quên liều

Nếu bạn quên một liều, hãy thoa thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch trình dùng thuốc thông thường của bạn.

Bảo quản

Bảo quản thuốc trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, tránh xa nguồn nhiệt, độ ẩm và ánh sáng trực tiếp. Chú ý giữ cho thuốc không bị vón cục.

Tránh xa tầm tay trẻ em.

Không giữ thuốc quá hạn sử dụng hoặc thuốc không còn cần thiết.

Dễ cháy: vì vậy cần để thuốc tránh xa lửa.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Điều quan trọng là bác sĩ của bạn phải kiểm tra sự cải thiện bệnh của bạn khi khám định kỳ để đảm bảo rằng thuốc được sử dụng và hoạt động đúng cách, đồng thời kiểm tra các tác dụng phụ không mong muốn.

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy da đầu tiếp tục bị ngứa, mẩn đỏ hoặc nóng rát sau khi bôi minoxidil. Nếu tình trạng ngứa, mẩn đỏ hoặc bỏng rát nghiêm trọng, hãy rửa sạch thuốc và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng lại.

Rụng tóc có thể tiếp tục trong 2 tuần sau khi bạn bắt đầu sử dụng minoxidil nên cần báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng rụng tóc của bạn vẫn tiếp diễn sau 2 tuần. Ngoài ra, hãy báo với bác sĩ nếu sự phát triển tóc của bạn không cải thiện sau khi sử dụng minoxidil trong 4 tháng.

Tác dụng phụ của thuốc kích thích mọc tóc

Bên cạnh tác dụng cần thiết, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều thường xuyên xảy ra, nhưng nếu xuất hiện, chúng cần được quan tâm và chăm sóc y tế đúng mức.

Tham vấn bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:

1. Ít phổ biến:

  • Ngứa hoặc phát ban da (kéo dài).

2. Hiếm:

  • Mụn tại vị trí thoa thuốc
  • Bỏng da đầu
  • Mọc râu, lông ở mặt
  • Tăng rụng tóc
  • Viêm hoặc đau ở chân tóc
  • Da đỏ
  • Sưng mặt

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của việc hấp thụ quá nhiều thuốc vào cơ thể (Hiếm gặp):

  • Mờ mắt hoặc những thay đổi khác về thị lực
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Đỏ bừng mặt
  • Đau đầu
  • Cảm giác lâng lâng
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay, chân hoặc mặt
  • Sưng mặt, bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân
  • Tăng cân (nhanh)

Lao da

Lao da là tình trạng nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là vi khuẩn lao. Đây cũng là loại vi khuẩn gây nên tình trạng lao phổi. Mycobacterium bovis gây bệnh lao ở gia súc, và hiện là nguyên nhân hiếm gặp gây bệnh lao da trên toàn thế giới sau các chương trình loại trừ lao ở gia súc. Việc chủng ngừa BCG (chủng ngừa lao) đôi khi có thể gây nên nhiễm trùng da bởi trực khuẩn Calmette-Guerin (BCG), một chủng M. tuberculosis đã giảm độc lực được dùng trong vaccin chủng ngừa lao.

Ai là người có thể mắc lao da?

Bệnh lao da là một dạng lao ngoài phổi không phổ biến (nhiễm lao ở các cơ quan và mô khác ngoài phổi). Bệnh thường gặp hơn ở các quốc gia đang và kém phát triển, có đời sống kinh tế xã hội kém, dân cư đông đúc.

Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lao (dễ mắc bệnh lao) bao gồm:

  • Tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân mắc đang mắc hoặc đang điều trị bệnh lao.
  • Sinh sống hoặc đến thăm một quốc gia hoặc cộng đồng nơi bệnh lao phổ biến.
  • Sống trong một cộng đồng dân cư đông đúc, bao gồm các cơ sở như nhà dưỡng lão, bệnh viện dài hạn và nhà tù.
  • Làm việc tại bệnh viện và môi trường chăm sóc sức khỏe.

Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với vi khuẩn lao đều sẽ mắc bệnh lao, một số người có tính nhạy cảm di truyền cao sẽ dễ mắc bệnh hơn; người ta ước tính rằng chỉ 10% những người bị nhiễm bệnh sẽ phát triển thành bệnh lao hoạt động.

Nguyên nhân gây nên bệnh lao da là gì?

Bệnh lao hầu hết gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, trực khuẩn lao gây ra. Đây là một loại vi khuẩn mycobacterium có tính kháng axit; các trường hợp khác về nhiễm trùng da do mycobacteria bao gồm bệnh phong (M. leprae) và nhiễm trùng bởi vi khuẩn mycobacteria không điển hình như M. marinum.

Bệnh lao da có thể xảy ra sau:

  • Cấy trực tiếp trực khuẩn lao vào da.
  • Lây lan sang da qua theo đường máu .
  • Vi khuẩn lao di chuyển vào da từ ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể.

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn lao ảnh hưởng đến các biểu hiện ngoài da của nhiễm trùng lao. Nhiễm trực khuẩn lao trước đó hoặc tiêm vắc-xin BCG dẫn đến khả năng miễn dịch từ trung bình đến cao. Bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch bởi các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng chất ức chế TNF-alpha và bệnh toàn thân như HIV/AIDS hoặc bệnh bạch cầu có thể cho phép vi trùng lao đang ngủ yên tái hoạt động trở lại và gây nên bệnh lao.

Biểu hiện của bệnh lao da như thế nào?

Bệnh lao da có thể biểu hiện với nhiều thể bệnh đa dạng khác nhau.

1. Săng lao nguyên phát:

Nhiễm trực tiếp trực khuẩn lao từ nguồn bên ngoài vào da hoặc niêm mạc sẽ tạo thành săng lao. Thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi xỏ khuyên, xăm mình hoặc vết thương xuyên da khác. Mặt, tay và chân là những vị trí phổ biến nhất có liên quan. Săng lao xuất hiện 1-4 tuần sau khi nhiễm, ban đầu xuất hiện dưới dạng sẩn cứng màu đỏ, sau đó trở thành vết loét nông không đau với đáy dạng hạt và mép lõm. Tổn có thể lan rộng theo đường bạch huyết của da tạo nên hình ảnh sporotrichoid đặc trưng.

Hình 1: săng lao

2. Tái nhiễm và tái phát lao da:

Lupus vulgaris là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lao da tái nhiễm. Bất kỳ vị trí da nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng đầu và cổ là những vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất.

Lupus vulgaris:

Sang thương thường đơn độc nhưng cũng có thể xảy ra ở 2 vị trí khác nhau trên cơ thể. Khoảng 90% ở mặt và cổ. Thường bắt đầu ở mũi, má , dái tai , da đầu sau đó từ từ lan ra các vùng lân cận.

Sang thương ban đầu là những sẩn, dát màu nâu đỏ, mềm, bề mặt nhẵn hoặc tăng sừng,  tiến triển  hậm. Có thể hình thành sang thương mới trong các sẹo cũ.

Sang thương do Lupus lao hiếm khi lành hoàn toàn nếu không được điều trị.Nếu không điều trị có thể để lại di chứng nặng nề như dị dạng ,sẹo teo carcinoma.

Hình 2: Lupus vulgaris

3. Lao cóc:

Tổn thương không điển hình, bắt đầu nhỏ, thường là mảng sùi, giống mụn cóc, màu đỏ tím , viêm nhẹ , tiến triển ly tâm, khuynh hướng lành sẹo ở trung tâm, bóp đau ở rìa, tăng sừng. Thường xuất hiện ở bàn tay, đầu gối, mắt cá chân, mông. Tổn thương tiến triển chậm. Nếu không điều trị , các tổn thương này có thể tồn tại đến nhiều năm.

Hình 3: Lao cóc

4. Nhiễm lao lan tỏa trong máu:

Áp xe lao di căn (gôm lao) là do sự lây lan theo đường máu đến da ở trẻ em và người lớn bị suy giảm miễn dịch, nhưng biểu hiện dưới dạng nốt dưới da hoặc áp xe lạnh ở một đầu chi. Lớp da bên trên vỡ ra tạo thành vết loét với các xoang và lỗ rò.

Hình 4: Lao kê

5. Xâm lấn vào da từ ổ nhiễm trùng tiềm ẩn:

Scrofuloderma theo sau sự xâm lấn trực tiếp của da từ bệnh lao vào hạch bạch huyết hoặc xương bên dưới, thường liên quan đến lao phổi. Các vị trí phổ biến nhất có liên quan là quanh cổ và dưới đường viền hàm.

Hình 5: Scrofuloderma

Các biến chứng của bệnh lao da là gì?

Một số dạng bệnh lao da có liên quan đến khả năng miễn dịch thấp đối với M. tuberculosis và có thể cho thấy tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể gây tử vong.

Hình 6: Hồng ban cứng Bazin do phản ứng miễn dịch vủa cơ thể với vi khuẩn lao

Hiếm khi lao da nguyên phát có thể lan rộng hoặc sau khi lành bệnh, lupus vulgaris hoặc lao cóc có xuất hiện tại cùng một vị trí.

Phản ứng quá mẫn lao thường phát triển ở những bệnh nhân có mức độ miễn dịch trung bình đến cao đối với trực khuẩn lao.

Lupus Vulgaris và Scrofuloderma có thể tàn phá và để sẹo biến dạng sau khi lành. Lupus Vulgaris có thể tạo điều kiện phát triển của ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc ung thư da khác ở vết sẹo của bệnh nhân, trung bình 25–30 năm sau khi khỏi bệnh ở khoảng 10% người mắc bệnh.

Bệnh lao da được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh lao da thường được chẩn đoán bằng các đặc điểm mô bệnh học đặc trưng trên sinh thiết da (cắt một mảnh da, xử lý và soi dưới kính hiển vi). Lao điển hình là hình ảnh u hạt biểu mô dạng vỏ có chứa trực khuẩn kháng axit (AFB). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lao da có thể rất khó xác định do số lượng trực khuẩn trong da rất thấp.

Trực khuẩn lao có thể được phát hiện bằng các phương pháp nhuộm mô đặc biệt như Ziehl-Neelsen, hoặc phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Các xét nghiệm khác có thể cần thiết bao gồm:

Xét nghiệm lao tố da (xét nghiệm Mantoux hoặc PPD)

Xét nghiệm giải phóng interferon-gamma (IGRA) như QuantiFERON-TB

Cấy đờm (có thể mất một tháng hoặc lâu hơn để báo cáo kết quả) và chụp X-quang ngực, các xét nghiệm phóng xạ khác để phát hiện nhiễm trùng ngoài phổi.

Chẩn đoán phân biệt bệnh lao da là gì?

Săng lao: nhiễm mycobacteria không điển hình, các nhiễm trùng cơ hội khác

Lupus vulgaris: bệnh phong, bệnh sacoit

Lao cóc: mụn cóc do virus, dày sừng

Lao quanh lỗ tự nhiên: Bệnh Crohn, giang mai

Scrofuloderma: nhiễm mycobacteria không điển hình, áp xe.

Tổng kết

Lao da là một bệnh lý nhiễm trùng da gây nên bởi vi trùng lao, bệnh hiếm gặp, thường diễn tiến kéo dài và có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như sẹo, biến dạng, ung thư da…

Nếu bạn có biểu hiện nghi ngờ lao da, hãy đến phòng khám Medcare để được thăm khám và tư vấn nhé.

Hiểu rõ PROFHILO – Sản phẩm làm đẹp đang khuấy đảo thế giới

Khoa học đằng sau sự thành công của Profhilo:

Profhilo® không phải là sản phẩm Booster da hay chất làm đầy mà là một thuốc tiêm tái tạo sinh học làn da. Được bào chế với nồng độ Hyaluronic Acid cao nhất so với tất cả các sản phẩm trước giờ được ra đời là 64mg/ml, được liên kết chéo thông qua Công nghệ NAHYCO® Hybrid đã được cấp bằng sáng chế, Profhilo® tự hào có khả năng tồn tại trên da trong một thời gian dài hơn so với HA không liên kết chéo.

Nó hoạt động như một phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng da dạng tiêm giúp thúc đẩy tăng cường hydrat hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho 3 lớp chính của da (lớp bì, lớp hạ bì và lớp dưới da), cải thiện chất lượng da tổng thể, cung cấp hydrogen từ trong ra ngoài, kích thích tân sinh 4 loại collagen và đạt được hiệu quả nâng cơ

“Chiến đấu” với lão hóa cùng Profhilo® BAP Treatment:

Profhilo® BAP Treatment là một phương pháp điều trị chống lão hóa bằng Hyaluronic Acid (HA) dạng tiêm “mục tiêu” vào vùng da chảy xệ, nếp nhăn và nếp gấp trên gương mặt, đồng thời dưỡng ẩm sâu cho da.

Không giống như các phương pháp điều trị lão hóa khác, phương pháp Profhilo® chỉ cần tổng cộng 5 điểm tiêm, 2 điểm ở mỗi bên mặt.

Kỹ thuật Profhilo® BAP Treatment?

5 điểm tiêm thẩm mỹ sinh học (BAP) được chọn cho mỗi bên của khuôn mặt và khoảng 0,2ml Profhilo® được tiêm vào mỗi điểm này.

Phác đồ được đề xuất bao gồm 2 -3 lần điều trị, cách nhau 1 tháng. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt sớm nhất là 1 tuần sau lần điều trị đầu tiên. Sự cải thiện bao gồm thay đổi kết cấu da, giảm nếp nhăn, tăng độ ẩm cho da và nâng da, cơ.

Profhilo® hoạt động như thế nào?

Một phản ứng tái tạo sinh học sẽ được kích hoạt bởi cấu trúc phân tử HA của Profhilo®. Thông qua cơ chế này, da sẽ sản sinh ra nhiều collagen và elastin hơn, hai cấu trúc sợi sẽ cạn kiệt theo tuổi tác.

Do sự gia tăng hình thành collagen và elastin, các lớp đệm dưới da có khả năng giữ nước nhiều hơn. Nó thúc đẩy quá trình thắt chặt hoặc nâng cơ, đồng thời làm giảm mức độ hiển thị của các đường nhăn và nếp nhăn, dẫn đến sự gia tăng đáng kể chất lượng mô.

Không giống như HA có trong chất làm đầy da, loại HA được sử dụng trong Profhilo® cực kỳ tinh khiết và có khả năng hòa tan trong nước cao hơn nhiều.

Khi nó đi vào các lớp trên của da, HA sẽ nhanh chóng lan ra và hoạt động như một giàn giáo trên các mô, khởi động quá trình tái tạo sinh học tự nhiên của cơ thể.

Tại sao mọi người chọn Profhilo®?

Nhờ sản phẩm Profhilo®, ngành thẩm mỹ đã có hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới đặt niềm tin vào phương pháp mới này. Những lý do phổ biến nhất để chọn Profhilo® như sau:

1. Profhilo® làm giảm sự xuất hiện của đường gấp và nếp nhăn:

Nếp gấp trên mặt nằm sâu trong da hơn nếp nhăn. Da mất tính đàn hồi khiến các nếp nhăn hằn sâu thành nếp gấp khi chúng ta già đi. Tính linh hoạt của làn da của bạn được phục hồi bởi Profhilo®, giúp làm giảm các nếp nhăn, nếp gấp và vết chân chim.

2. Profhilo® sửa chữa da khô:

  • Quá trình hydrat hóa da mặt của chất tăng cường da xảy ra khi nước từ lớp biểu bì bị mất. Da khô và bị kích ứng là một triệu chứng mất nước. Khi bạn già đi, hiệu ứng này trở nên nhiều hơn.
  • Về lâu dài, Profhilo® sẽ cung cấp thêm độ ẩm cho da của bạn.

3. Profhilo® tăng cường độ đàn hồi cho da:

  • Giảm độ đàn hồi của da là một phần bình thường và không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa. Khi độ đàn hồi của da bạn giảm đi, nó sẽ không còn săn mịn như trước nữa.
  • Vấn đề này có thể sử dụng sự trợ giúp của Profhilo®. Nó thực hiện điều này bằng cách tăng mức độ elastin và collagen trong da của bạn, khiến da trở nên đàn hồi hơn.

4. Profhilo® tăng thể tích vùng rỗng:

  • Các chất béo phân bổ trên khuôn mặt bắt đầu giảm dần và di chuyển khi chúng ta già đi, điều này dẫn đến vẻ ngoài hốc hác của khuôn mặt. Các khu vực xung quanh má, thái dương và dưới mắt đặc biệt dễ bị điều này.
  • Một phần hoặc toàn bộ phần hõm hoặc chảy xệ trên khuôn mặt có thể tăng kích thước khi sử dụng Profhilo®.

5. Profhilo® điều trị da sần sùi:

  • Da sần sùi có thể xuất hiện cùng các nếp nhăn, và nó cũng ảnh hưởng đến các vùng da lớn hơn như bàn tay, cánh tay hoặc khuỷu tay.
  • Da mịn màng hơn là kết quả của việc sử dụng Profhilo®, giúp loại bỏ lớp da sần sùi.

Profhilo® có tác dụng phụ không?

Sự an toàn của điều trị là mối quan tâm chung của bệnh nhân. Hyaluronic Acid được dung nạp tốt bởi làn da của người phụ nữ vì nó tương thích sinh học. Bởi vì HA là sản phẩm tự nhiên và chính cơ thể mỗi chúng ta tổng hợp nên hằng ngày, ngay cả liều lượng lớn trong cơ thể tiêm tĩnh mạch hiếm khi gây ra hậu quả bất lợi.

Một lợi ích tuyệt vời khác của sản phẩm này là nó hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng ở bệnh nhân. Bởi vì nó chỉ dựa trên các axit cơ thể tự nhiên, cấu hình phân tử HA của Profhilo® không chứa bất kỳ thành phần tổng hợp có khả năng gây hại nào.

Tôi có cần Profhilo® không?

Các bác sĩ Da liễu trên thế giới khuyên bạn nên đánh giá cấu trúc và thể tích khuôn mặt của mình trước khi lựa chọn phương thức điều trị tốt nhất. Lựa chọn điều trị thực sự phụ thuộc vào kết quả mà bạn đang tìm kiếm

  • Để cải thiện thể tích, việc sử dụng chất làm đầy sẽ là lựa chọn tốt hơn.
  • Để cải thiện tình trạng phân bố mỡ trên gương mặt, các phương pháp máy năng lượng hay tái tạo cấu trúc mỡ là cần thiết.
  • Để tăng cường dưỡng chất cho da và mang lại hiệu quả săn chắc, giúp điều trị hay hỗ trợ khả năng của da chống lại các tác nhân lão hóa, các dấu hiệu lão hóa, Profhilo® có thể hỗ trợ đạt được kết quả này.

Cháy nắng: dấu hiệu và cách khắc phục

Cháy nắng là tình trạng da bị viêm, đau và có cảm giác nóng khi chạm vào. Tình trạng này thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu.

Bạn có thể làm giảm tình trạng bỏng nắng bằng các biện pháp tự chăm sóc đơn giản như uống thuốc giảm đau và làm mát vùng da bỏng nắng. Nhưng có thể mất nhiều ngày để vết bỏng nắng mờ đi.

Việc ngăn ngừa bỏng nắng quanh năm bằng cách thoa kem chống nắng hoặc sử dụng các thói quen bảo vệ da khác là điều quan trọng đối với tất cả mọi người. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn ở ngoài trời, ngay cả trong những ngày mát mẻ hoặc nhiều mây.

Triệu chứng:

Các triệu chứng bỏng nắng có thể bao gồm:

  • Da bị viêm, có thể có màu hồng hoặc đỏ trên người có tuýp da trắng và có thể khó nhìn thấy hơn trên người da nâu hoặc đen
  • Da cảm thấy ấm hoặc nóng khi chạm vào
  • Đau rát và/hoặc ngứa
  • Sưng tấy
  • Các mụn nước nhỏ, chứa dịch trong và dễ vỡ
  • Nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi, nếu bị bỏng nắng nghiêm trọng
  • Mắt cảm thấy đau hoặc khó chịu

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bị phơi bày — bao gồm dái tai, da đầu và môi — đều có thể bị bỏng. Ngay cả những khu vực được che phủ cũng có thể bị bỏng nắng, ví dụ trong trường hợp nếu quần áo có vải dệt lỏng lẻo cho phép tia cực tím (UV) xuyên qua. Đôi mắt cực kỳ nhạy cảm với tia UV của mặt trời nên cũng có thể bị bỏng.

Các triệu chứng bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trong vòng vài ngày, cơ thể có thể bắt đầu việc tự chữa lành bằng cách lột lớp trên cùng của da bị tổn thương. Một vết bỏng nắng nặng có thể mất vài ngày để chữa lành. Những thay đổi về màu da do bỏng nắng thường biến mất theo thời gian.

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân gây bỏng nắng là do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV). Tia UV có thể từ mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như đèn chiếu UV và giường tắm nắng. 
  • UVA là bước sóng ánh sáng có thể thâm nhập vào các lớp sâu của da dẫn đến các tổn thương da theo thời gian. UVB là bước sóng ánh sáng thâm nhập vào da một cách hời hợt hơn và gây bỏng nắng.
  • Ánh sáng tia cực tím làm hỏng các tế bào da. Hệ thống miễn dịch cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng lưu lượng máu đến các vùng da bị ảnh hưởng, khiến da bị viêm (ban đỏ) được gọi là bỏng nắng.
  • Chúng ta có thể bị bỏng nắng cả vào những ngày mát mẻ hoặc nhiều mây. Các bề mặt như tuyết, cát và nước cũng có thể phản xạ tia UV và làm bỏng da.

Các yếu tố nguy cơ:

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng nắng bao gồm:

  • Tuýp da trắng, tóc sáng
  • Có tiền sử bị bỏng nắng
  • Sống hoặc du lịch ở một nơi đầy nắng, ấm áp hoặc ở độ cao lớn
  • Làm việc ngoài trời
  • Bơi hoặc xịt nước hoặc dầu em bé lên da, vì da ướt có xu hướng bị bỏng nhiều hơn da khô
  • Kết hợp hoạt động ngoài trời và uống rượu
  • Thường xuyên không bảo vệ da khi tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như giường tắm nắng, chèn chiếu UV
  • Dùng thuốc khiến bạn dễ bị bỏng hơn (thuốc nhạy cảm với ánh sáng)

Biến chứng:

Phơi nắng nhiều, lặp đi lặp lại dẫn đến bỏng nắng làm tăng nguy cơ tổn thương da khác và một số bệnh. Chúng bao gồm lão hóa da sớm (lão hóa do ảnh hưởng), tổn thương da tiền ung thư và ung thư da.

  • Lão hóa sớm: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng tốc quá trình lão hóa của da. Những thay đổi trên da do tia UV gây ra được gọi là lão hóa do quang hóa. Kết quả của quá trình này: Làm suy yếu các mô liên kết, làm giảm sức mạnh và độ đàn hồi của da, da khô sần sùi, nhiều nếp nhăn, tăng sắc tố da, … 
  • Tổn thương da tiền ung thư: Tổn thương da tiền ung thư là những mảng sần sùi, có vảy ở những vùng bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Chúng thường được tìm thấy trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như đầu, mặt, cổ và tay của những người có làn da dễ bị bỏng nắng. Những mảng này có thể phát triển thành ung thư da. Chúng còn được gọi là dày sừng quang hoá hay dày sừng ánh sáng. 
  • Ung thư da: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, ngay cả khi không bị bỏng nắng, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, chẳng hạn như các khối u ác tính ở da. Nó có thể làm hỏng DNA của các tế bào da. Ung thư da phát triển chủ yếu trên các vùng cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng mặt trời, bao gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay, chân và lưng.

Cách xử lý ban đầu khi bị cháy nắng:

Làn da của bạn có thể bị bỏng nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ thích hợp từ kem chống nắng và quần áo. Để giúp chữa lành và làm dịu làn da bị châm chích, điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị bỏng nắng ngay khi bạn nhận thấy. Thực hiện theo các lời khuyên của bác sĩ da liễu để giúp giảm bớt sự khó chịu:

  • Điều đầu tiên bạn nên làm là ra khỏi ánh nắng mặt trời và tốt nhất là ở trong nhà.
  • Thường xuyên tắm nước mát hoặc tắm vòi hoa sen để giúp giảm đau. Ngay khi bạn ra khỏi bồn tắm hoặc vòi hoa sen, hãy nhẹ nhàng lau khô người, nhưng để lại một ít nước trên da. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm để giúp giữ nước trong da. Điều này có thể giúp giảm khô.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa lô hội hoặc đậu nành để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng. Nếu một khu vực cụ thể cảm thấy đặc biệt khó chịu, bạn có thể bôi kem kháng viêm giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm đỏ, khó chịu
  • Uống thêm nước: Uống thêm nước khi bạn bị cháy nắng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Nếu da của bạn bị phồng rộp, hãy để vết phồng rộp tự lành. Không nên làm vỡ mụn nước vì mụn nước hình thành để giúp da mau lành và bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng.
  • Hãy cẩn thận hơn để bảo vệ làn da bị cháy nắng trong khi nó lành lại. Mặc quần áo che da khi ở ngoài trời. 

Mặc dù có vẻ như là tình trạng tạm thời, nhưng bỏng nắng – là kết quả của việc da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) của mặt trời – có thể gây tổn thương lâu dài cho da. Thiệt hại này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da của một người, khiến việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời trở nên quan trọng.

Khi nào cần gặp Bác sĩ:

Bạn cần gặp Bác sĩ của bạn khi có các dấu hiệu như:

  • Hình thành mụn nước lớn
  • Xuất hiện mụn nước trên mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục
  • Sưng nề nghiêm trọng ở vùng thương tổn
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mụn nước có mủ…
  • Đau dữ dội hơn, nhức đầu, lú lẫn, buồn nôn, sốt hoặc ớn lạnh
  • Trở nên tồi tệ hơn mặc dù được chăm sóc tại nhà
  • Đau mắt hoặc thay đổi thị lực

Đặc biệt, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn bị bỏng nắng kèm các dấu hiệu sau:

  • Sốt trên 39 độ C kèm theo nôn mửa
  • Lú lẫn
  • Nhiễm trùng
  • Mất nước
  • Da lạnh, chóng mặt hoặc ngất xỉu

Phòng ngừa:

  • Sử dụng nhiều phương pháp ngăn ngừa bỏng nắng, ngay cả trong những ngày mát mẻ, nhiều mây hoặc sương mù. Cẩn thận xung quanh nước, tuyết, bê tông và cát vì chúng phản chiếu tia nắng mặt trời. Ngoài ra, tia UV mạnh hơn khi ở độ cao lớn.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Các tia nắng mặt trời mạnh nhất trong những giờ này. Nếu buộc phải như thế, hãy hạn chế thời gian bạn ở ngoài nắng. Tìm kiếm bóng râm khi có thể.
  • Tránh tắm nắng và giường tắm nắng. Làn da rám nắng không làm giảm nguy cơ bị bỏng nắng. Nếu bạn sử dụng sản phẩm nhuộm da để có làn da rám nắng, hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời.
  • Sử dụng kem chống nắng thường xuyên và rộng rãi. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng, kháng nước và có chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Các sản phẩm phổ rộng giúp bảo vệ chống lại tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). SPF 30 chặn 97% tia UVB. Không có loại kem chống nắng nào có thể ngăn chặn 100% tia UVB của mặt trời.
  • Khoảng 30 phút trước khi ra ngoài, hãy thoa đều kem chống nắng lên vùng da sạch và khô. Sử dụng ít nhất 2 muỗng canh kem chống nắng để che phủ tất cả các bề mặt của vùng da tiếp xúc. Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy xịt vào tay rồi xoa lên da, điều này giúp tránh hít phải sản phẩm. 

Rụng tóc: nguyên nhân, phòng ngừa và cách điều trị

Một người khỏe mạnh trung bình rụng 50-100 sợi tóc/ngày. Thường sẽ không thấy sự thay đổi rõ rệt về số lượng tóc theo thời gian do tóc mới đồng thời mọc lên để thay thế những sợi tóc bị rụng đi trong cùng khoảng thời gian. Hói đầu xảy ra khi số lượng tóc mới mọc lên không đủ để thay thế những sợi tóc bị rụng đi.

Nguyên nhân rụng tóc:

Hói đầu rụng tóc thường liên quan đến một hay nhiều các yếu tố sau:

1. Tiền căn gia đình (di truyền):

Nguyên nhân phổ biến nhất của hói đầu rụng tóc là tình trạng di truyền và tăng dần theo độ tuổi. Tình trạng này còn được các bác sĩ gọi là rụng tóc androgen, hay rụng tóc kiểu hình nam và rụng tóc kiểu hình nữ. Nó thường diễn tiến trầm trọng hơn theo thời gian và kết quả cuối cùng có thể dự đoán được tiến triển theo thời gian-đường chân tóc lùi dần ra phía sau và những mảng hói ở nam và tóc mỏng dần đi ở vùng đỉnh đầu ở phụ nữ.

Rụng tóc kiểu hình nam

2. Thay đổi nội tiết tố và một số bệnh lí khác:

Nhiều bệnh lí có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hay tạm thời, bao gồm những thay đổi nội tiết tố do thai kỳ, sinh con, mãn kinh và các bệnh lý tuyến giáp. Các bệnh lí gây rụng tóc có thể kể đến rụng tóc từng vùng, một bệnh lí do rối loạn hệ miễn dịch gây rụng tóc thành từng mảng, nấm da đầu cũng có thể gây rụng tóc, và tật nhổ tóc cũng là một trong những nguyên nhân gây hói đầu.

3. Thuốc và thực phẩm chức năng:

Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định, ví dụ như những loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, tim mạch, gout và tăng huyết áp.

4. Xạ trị vùng đầu:

Tóc có thể không còn khả năng mọc lại như trước khi xạ trị.

ĐỐI PHÓ VỚI RỤNG TÓC KHI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

5. Stress:

Nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc lan tỏa cả đầu nhiều tháng sau một sang chấn về mặt thể chất hoặc tinh thần. Rụng tóc do nguyên nhân này có thể phục hồi sau một khoảng thời gian.

6. Kiểu tóc và cách chăm sóc tóc:

Những kiểu tóc kéo căng vùng chân tóc cũng có thể gây rụng tóc. Tác động nhiệt lên vùng da đầu cũng có thể gây rụng tóc. Nếu xảy ra hiện tượng tạo sẹo ở nang tóc thì rụng tóc là vĩnh viễn và không thể nào phục hồi được.

7. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ rụng tóc:

  • Tiền căn gia đình có cha hoặc mẹ bị rụng tóc, hói đầu
  • Tuổi
  • Sụt cân có ý nghĩa
  • Một số bệnh lý, ví dụ như đái tháo đường và lupus
  • Stress
  • Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

PHÒNG NGỪA:

Phần lớn rụng tóc hói đầu là do yếu tố di truyền (rụng tóc kiểu nam và rụng tóc kiểu nữ). Rụng tóc do nguyên nhân này là không thể phòng ngừa.

Sau đây là một số lời khuyên lúc phòng ngừa một số loại hói đầu có thể phòng tránh được:

  • Thận trọng, nhẹ tay khi chăm sóc tóc. Dùng dụng cụ gỡ rối và tránh giật mạnh khi chải tó. Sử dụng lược răng rộng có thể giúp tránh tóc bị giật khi chải. Tránh các cách chăm sóc tóc thô bạo như sử dụng lô cuốn nóng, máy uốn tóc, phương pháp điều trị bằng dầu nóng. Hạn chế kéo căng tóc do để các kiểu tóc sử dụng dây chun, kẹp tóc và thắt bím.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc và thực phẩm bổ sung có khả năng gây rụng tóc khi sử dụng.
  • Bảo vệ tóc khỏi ánh sáng mặt trời và những nguồn phát ra tia cực tím (hay còn gọi là tia tử ngoại, tia UV) khác
  • Ngưng hút thuốc lá. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc và rụng tóc, hói đầu ở nam.
Smoking - Hair Loss - Baldness - Health - The New York Times
  • Nếu bạn đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị, bạn nên hỏi bác sĩ của bạn về khả năng sử dụng loại mũ làm mát. Loại mũ này có thể giúp làm giảm nguy cơ rụng tóc trong quá trình điều trị hóa trị.

ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rụng tóc. Tuy nhiên, rụng tóc do những nguyên nhân khác nhau sẽ đáp ứng khác nhau với từng phương pháp điều trị, có thể đảo ngược quá trình rụng tóc hói đầu, hay chỉ có thể làm chậm diễn tiến của rụng tóc trong một số trường hợp. Trong một số bệnh lý, ví dụ như trong rụng tóc từng vùng, tóc có thể tự mọc lại trong vòng 1 năm mà không cần điều trị trong một số trường hợp. Các phương pháp điều trị rụng tóc hiện nay được chia làm 2 nhóm chính: điều trị tại nhà và điều trị tại cơ sở chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị rụng tóc tại nhà bao gồm: Minoxidil, Laser dùng tại nhà, lăn kim…

Các phương pháp điều trị tại cơ sở chuyên khoa da liễu bao gồm: Tiêm corticosteroids, cấy tóc, Laser, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP),…

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp này, các bạn có thể đọc thêm tại đây.

Do có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc hói đầu, không có công thức chung để điều trị cho mọi loại rụng tóc. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rụng tóc, cũng như bệnh lý tiềm tàng làm cho rụng tóc ngày càng diễn tiến xấu đi là vô cùng quan trọng trước khi điều trị.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề rụng tóc, liên hệ ngay với Medcare để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn điều trị càng sớm càng tốt nhé.

Mất sắc tố hay đốm trắng da do phản ứng viêm

Giảm sắc tố sau viêm là tình trạng mất sắc tố một phần hoặc hoàn toàn sắc tố da sau khi hồi phục các bệnh lý viêm da hoặc nhiễm trùng da. Tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc điều trị với các thủ thuật da liễu và thẩm mỹ như phẫu thuật lạnh, laser, hoặc tái tạo bề mặt da bằng laser cũng có thể làm giảm hoặc mất sắc tố sau viêm.

Cơ chế sinh bệnh của tình trạng giảm sắc tố sau viêm vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ cho đến thời điểm hiện tại. Tình trạng viêm da có thể ảnh hưởng tất cả các giai đoạn của quá trình tạo lập sắc tố, đặc biệt là giai đoạn chuyển các hạt sắc tố melanin (melanosome lên các tế bào tạo sừng). Tình trạng viêm nặng nề, nghiêm trọng có thể làm cho các hắc tố bào (các tế bào chịu trách nhiệm tạo ra màu da bình thường) trở nên mất chức năng hoặc chết đi.

Giảm sắc tố sau viêm thường có biểu hiện là những dát hoặc khoảng giảm sắc tố có hình dạng và đặc điểm phân bố giống với hình dạng và đặc điểm của những sang thương viêm da trước khi hồi phục. Trong phần lớn các trường hợp, các sang thương da viêm có thể được quan sát thấy kèm theo với những sang thương giảm sắc tố. Ở những bệnh nhân xơ cứng bì và lupus ban đỏ, có thể xảy ra hiện tượng mất sắc tố da hoàn toàn tại vị trí có sang thương da trước đó.

Hình: Những dát giảm sắc tố trên da vùng lưng của bệnh nhân tại vị trí của những mảng vảy nến trước đây.

Việc chẩn đoán giảm/mất sắc tố sau viêm là dựa trên hỏi bệnh và kết hợp thăm khám lâm sàng đơn thuần mà không cần thêm bất cứ xét nghiệm nào trong phần lớn các trường hợp. Đèn Wood’s sẽ giúp làm các sang thương hiện rõ hơn, giúp đánh giá sang thương da tốt hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó chẩn đoán hoặc trên hình ảnh thăm khám lâm sàng bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh mycosis fungoides, thì có thể sẽ cần phải thực hiện sinh thiết da. Sinh thiết da là một xét nghiệm đặc biệt, trong đó bác sĩ sẽ cắt một mẩu da nhỏ để đánh giá đặc điểm mô học dưới kính hiển vi, và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Giảm hoặc mất sắc tố sau viêm thường có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng, sau khi bệnh lý nguyên nhân hồi phục. Các sang thương mất sắc tố do mất hoàn toàn tế bào tạo sắc tố sẽ không tự cải thiện theo thời gian. Trong những trường hợp này, ghép thượng bì có thể lựa chọn điều trị.

Sau đây là một số nguyên nhân gây mất hoặc giảm sắc tố da do phản ứng viêm:

Vảy phấn trắng:

Vảy phấn trắng là một lý da phổ biến, lành tính xảy ra chủ yếu ở trẻ em và trẻ dậy thì và thường nổi bật hơn ở những người có type da tối màu. Dù trong một số trường hợp, bệnh được xem là một thể của viêm da cơ địa, nhưng vảy phấn trắng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có cơ địa dị ứng.

Vảy phấn trắng thường có biểu hiện là nhiều dát và khoảng mất sắc tố không triệu chứng, hình tròn hoặc bầu dục, thường chủ yếu ở mặt, thân trên, chi trên. Hồng ban nhẹ và tróc vảy có thể xảy ra trước khi bị giảm sắc tố da.

Hình: Những dát giảm sắc tố ở da vùng mặt của một bệnh nhân trẻ bị vảy phấn trắng.

Lichen striatus albus:

Lichen striatus albus là một thể của lichen striatus, trong đó biểu hiện là những dát và khoảng giảm sắc tố sắp xếp dạng đường, dọc theo các đường Blaschko.

Hình: Những dát và khoảng giảm sắc tố sắp xếp dọc theo những đường Blaschko trên chân.

Xơ cứng bì:

Tăng sắc tố da và giảm sắc tố da (hình ảnh “muối và tiêu”) ở bệnh nhân xơ cứng bì, thường đi kèm với những biểu hiện khác trên da của bệnh nhân.

Hình: Tăng sắc tố và mất sắc tố lan tỏa, ngoại trừ vùng da quanh nang lông tạo ra hình ảnh muối và tiêu trên da chân của một bệnh nhân bị xơ cứng hệ thống.

Lichen xơ hóa ngoài vùng sinh dục:

Lichen xơ hóa ngoài vùng sinh dục là một rối loạn viêm mạn tính, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ 50-60 tuổi. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng teo, trắng như sứ, không triệu chứng, phổ biến nhất ở lưng, ngực, vai, cổ, cổ tay và đùi, những vùng dưới vú. Những sang thương trong giai đoạn sớm của bệnh là những sẩn hình đa giác có bề mặt phẳng, tróc vảy nhẹ, giảm sắc tố, trắng hoặc hồng nhẹ, có thể hợp thành những mảng lớn.

Hình: Nhiều mảng teo da màu trắng trên vùng ngực của bệnh nhân bị lichen xơ hóa ngoài vùng sinh dục.

Lupus ban đỏ dạng đĩa:

Các sang thương viêm của lupus ban đỏ dạng đĩa khi lành sẽ để lại những sẹo teo lõm, giãn mạch và tăng sắc tố và/hoặc giảm sắc tố. Trên mô học, tại vị trí của những sang thương mất sắc tố này sẽ quan sát thấy sự thoái triển của lớp đáy, teo thượng bì, và một số vấn đề về tế bào tạo sắc tố và sắc tố ở lớp bì nông.

Hình: Nhiều sang thương teo da màu trắng ở bệnh nhân bị lupus ban đỏ dạng đĩa

Sarcoidosis:

Sarcoidosis giảm sắc tố là một thể hiếm của sarcoidosis ở da, chủ yếu quan sát thấy ở những người bệnh da tối màu. Bệnh thường biểu hiện là những sẩn hoặc mảng không tróc vảy, mỏng, đường kính từ 1 đến 10 mm, thường phân bố ở thân và mặt. Nhiều sẩn hồng ban hoặc sẩn màu da thường xuất hiện ở trung tâm của khoảng mất sắc tố, làm cho sang thương da có thể có hình dáng như một ‘quả trứng chiên’.

Hình: Sarcoidosis giảm sắc tố. Nhiều dát và khoảng giảm sắc tố rời rạc ở vùng thân của bệnh nhân. Một số sang thương có sẩn trung tâm sang thương, tạo nên hình ảnh giống với quả trứng chiên.

Mycosis fungoides giảm sắc tố

Mycosis fungoides giảm sắc tố (HMF) là một thể không phổ biến của mycosis fungoides, thường thấy nhất ở trẻ em và cha mẹ có màu da sậm màu. HMF thường có biểu hiện là những khoảng mất sắc tố, tróc vảy, phân bố chủ yếu ở thân mình, khung chậu, mông, và những phần gần thân mình của các chi. Ở một số bệnh nhân, tình trạng tróc vảy có thể tối thiểu hoặc không có, và các sang thương có thể khó phân biệt với bệnh bạch biến. HMF cũng có thể khó phân biệt với bệnh vảy phấn trắng, vảy phấn dạng lichen, lang ben, hoặc bệnh phong.

Việc chẩn đoán HMF là khó khăn và thường muộn. Cần sinh thiết lặp đi lặp lại nhiều lần để làm các xét nghiệm mô bệnh học, xác định kiểu hình miễn dịch học và xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán chính xác.

Vảy phấn dạng lichen mạn tính

Vảy phấn lichenoides mạn tính là một bệnh lý viêm mạn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều sẩn từ hồng đến nâu, tróc vảy, ở thân và các chi. Thỉnh thoảng, bệnh có biểu hiện chính là những dát giảm sắc tố lan rộng. Sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán xác định.

Hình ảnh: Nhiều sẩn tróc vảy rải rác màu đỏ nâu rải rác và nhiều dát giảm sắc tố ở bệnh nhân vảy phấn dạng lichen mạn tính.

Bệnh bạch biến có lây không

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.

Nguyên nhân bệnh Bạch biến:

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền.

Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 – 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.

Triệu chứng bệnh bạch biến:

Dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ rệt trên da và có thể quan sát trực tiếp được sự khác nhau giữa vùng da bạch biến với các vùng da khác, cụ thể:

  • Một số vùng da nhỏ trên cơ thể bị mất màu và chuyển sang màu trắng. 
  • Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, khuynh hướng ở vùng da sậm màu hơn như mặt, mu bàn tay, núm vú, nách, rốn, vùng xương cùng, bẹn, hậu môn sinh dục.
  • Dạng điển hình: bạch biến mặt ở quanh mắt, miệng (quanh lỗ tự nhiên), bạch biến chi ở khuỷu tay, gối, ngón tay, mặt duỗi cổ tay, mắt cá ngoài, và cẳng chân.
  • Tỷ lệ lông tóc mất sắc tố: 10% đến > 60%.
  • Dần dần, mảng da bị giảm sắc tố sẽ lan rộng, nhất là vào mùa hè. Thường xuất hiện ở 2 vị trí đối xứng trên cơ thể.

Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.

Bệnh bạch biến có lây không?

Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Đối tượng nguy cơ của bệnh bạch biến bao gồm những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.

Chẩn đoán bệnh bạch biến:

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:

  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn
  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường

Các biện pháp điều trị bệnh Bạch biến:

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.

Thuốc: 

  • Corticosteroid bôi (TCS): sử dụng theo chu kỳ 6 – 8 tuần hoặc 2 lần/tuần hoặc xen kẽ TCI. Ngưng nếu không cải thiện sau 2 – 3 tháng
  • Ức chế calcineurin bôi (TCI): Tacrolimus 0.1% ointment hay pimecrolimus 1% cream. Thương tổn ở mặt và vùng phơi bày ánh sáng: đáp ứng tốt

Liệu pháp quang hóa (sử dụng các bước sóng nhất định của ánh sáng để kích thích sản xuất sắc tố)

  • UVB dải hẹp (Narrowband UVB – NBUVB)
  • Psoralen + UVA (PUVA), khellin + UVA (KUVA), phenylalanine + UVA
  • Laser excimer, Laser helium–neon

Phẫu thuật: ghép da từ vùng da bình thường cho những vùng da bị mất sắc tố

  • Ghép vi phẫu
  • Ghép bóng nước thượng bì
  • Ghép tế bào sắc tố tự thân nuôi cấy
  • Ghép tế bào thượng bì không nuôi cấy
  • Ghép tóc

Trang điểm để che đi vùng da bị mất sắc tố, xăm (chứa sắt oxid)

Loại bỏ sắc tố (làm trắng)

  • Monobenzyl ether of hydroquinone (MBEH) 20%, 1 – 2 lần/ngày x 9–12 tháng hay lâu hơn
  • Monomethyl ether of hydroquinone (MMEH) 20%
  • Laser Q-Switched Ruby, alexandrite + 4-methoxyphenol

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng.

Như vậy với câu hỏi “Bạch biến có lây không?” chúng ta có thể kết luận là bạch biến không thể lây từ người bệnh sang người bình thường. 

Lý do thực khiến bạn cần phải chống nắng

Nếp nhăn, nếp gấp và rối loạn sắc tố là những vấn đề về da không thể tránh khỏi và thường xuất hiện khi chúng ta già đi. Mặc dù chúng ta thường đổ lỗi cho việc “mỗi mùa xuân sang chúng ta già thêm một tuổi”, nhưng thủ phạm chính của lão hóa là do ánh nắng, hay chúng tôi thường gọi là tổn thương da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím Ultraviolet (UV). Chịu trách nhiệm cho 90% những thay đổi có thể nhìn thấy trên da, lão hóa do ánh nắng là kết quả trực tiếp của tác hại tích lũy từ ánh nắng mặt trời mà bạn đã tiếp xúc trong suốt cuộc đời của mình.

Da bị lão hóa sớm là do tiếp xúc với ánh nắng. Trong đó tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng là thủ phạm chính. Ngoài ra, ánh sáng nhìn thấy được (HEV) và ánh sáng hồng ngoại trong ánh nắng cũng góp phần gây lão hóa da.

Ánh nắng luôn ở xung quanh chúng ta, khiến tác hại của ánh nắng mặt trời trở thành mối lo ngại quanh năm đối với làn da khỏe mạnh. Lão hóa da theo trình tự thời gian không thể tránh được (chúng ta không thể “ngừa” quy luật tự nhiên sanh lão bệnh tử), nhưng quá trình lão hóa do ánh nắng sẽ đẩy rất nhanh quá trình này. Tin tốt là, điều này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng liên quan đến quá trình lão hóa do ánh nắng và các phương pháp điều trị có thể giúp bạn nhé.

Lão hóa “this”, lão hóa “that”:

Trên thực tế, chúng ta cùng một lúc đang chịu tác động của 2 loại lão hóa khác nhau. Hiểu được tính chất và yếu tố kích hoạt của 2 loại lão hóa sẽ giúp ta phòng ngừa chúng một cách hiệu quả nhất:

Lão hóa theo thời gian hay chúng tôi thường gọi là lão hóa nội sinh, có thể được mô tả là một loạt các thay đổi trên da diễn ra tự nhiên theo thời gian và không chịu tác động của bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Qua nhiều năm, việc sản xuất một số protein của da như collagen và elastin giảm đi, và da trở nên khó giữ ẩm hơn. Kết quả là da mất đi độ đàn hồi và săn chắc, dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn nhỏ và da chảy xệ. Quá trình này, có thể khó tin, diễn ra rất chậm, nên dù không tránh được, nó cũng không phải mối lo ngại chính cho chúng ta.

Lão hóa ngoại sinh, hoặc có thể dễ hiểu hơn là, lão hóa do những tác nhân bên ngoài, những thói quen, lối sống của chính chúng ta. Nó bao gồm rất nhiều yếu tố kích hoạt mà chúng ta đều được nghe mỗi ngày; từ việc lớn như hút thuốc, uống rượu bia; những thói quen xấu như thức khuya, ăn nhiều đồ ngọt, béo; hay thậm chí những cái nghe thật khó tin như cười nhiều hay …thường xuyên uống nước bằng ống hút. Và “vua” của các yếu tố gây lão hóa chính là ánh nắng mặt trời. Chúng tạo ra các loại oxy phản ứng (ROS), còn được gọi là các gốc oxy hóa tự do, gây tổn thương tế bào da và gây ra stress oxy hóa. Nó dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng của protein da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Hơn nữa, nó thúc đẩy sự hình thành các đốm đen và gây ra sự thay đổi sắc tố hoặc màu da không đồng đều, rối loạn các cấu trúc và chức năng da như miễn dịch da, mạch máu da, khả năng làm lành vết thương của da…

Điều đáng sợ nhất trong ánh nắng:

Như chúng tôi đã nói với bạn, tia UV trong ánh nắng là thứ chúng ta cần tránh nhất. Có ba dải bước sóng UV chính là UVC, UVB và UVA. Tia UVC không chạm tới bề mặt Trái đất, vì vậy chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bức xạ UVB có nhiều năng lượng hơn UVA và có thể gây cháy nắng và ung thư da. Cuối cùng, tia UVA mặc dù có ít năng lượng hơn nhưng lại là tia thâm nhập sâu nhất vào da người nên chúng là tác nhân chính gây ra hiện tượng lão hóa da.

Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím thời gian dài hoặc quá mức gây ra việc sản xuất các loại oxy phản ứng và làm tăng biểu hiện của một men có tên là Matrix MetalloProteinase (MMP). Men này làm suy giảm các protein của da, rất quan trọng đối với độ đàn hồi, độ ẩm và độ săn chắc – collagen, fibronectin, elastin và proteoglycan (thành phần chính là Hyaluronic Acid hay HA). Sự thoái hóa của các protein này và quan trọng hơn là sự hiện diện của các hạt collagen bị phân mảnh làm giảm quá trình tổng hợp collagen mới và làm suy giảm cấu trúc da, dẫn đến kết cấu da thô ráp và hình thành các nếp nhăn. Hơn nữa, để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời, da của bạn sản xuất nhiều hắc tố hơn bình thường khi tiếp xúc với tia cực tím. Sự kích thích quá mức của tế bào biểu bì tạo hắc tố này dẫn đến sự hình thành các đốm nâu do năng lượng mặt trời và nám da.

Một vài những thay đổi lão hóa của da do ánh nắng đã được chứng minh khác, có thể kể đến:

  • Làm mỏng lớp thượng bì, khiến da khô, dễ ngứa, dễ kích ứng.
  • Rối loạn điều hòa nhiệt, khiến nhạy cảm hơn với nhiệt nóng.
  • Quá trình làm lành vết thương chậm và dễ gặp lỗi hơn, dễ hình thành các tế bào hư hỏng, ác tính.
  • Giảm cảm giác da.
  • Giảm chức năng miễn dịch của da.
  • Rối loạn hệ mạch máu, mạch bạch huyết da, khiến da dễ bầm, nhận ít dinh dưỡng hơn, dễ ứ nước hơn và giảm lưu thông tế bào máu miễn dịch.
  • Giảm mô mỡ dưới da, khiến da chảy xệ, gương mặt hốc hác.

Vậy chỉ chống tia UV là đủ?

Trong khi  tia UV trong ánh sáng mặt trời là nguyên nhân số một gây lão hóa da, chúng ta cũng không nên quên vai trò của HEV và tia hồng ngoại. HEV là ánh sáng khả kiến (nhìn thấy được) ​​năng lượng cao màu xanh lam, phát ra từ mặt trời và các thiết bị như điện thoại hoặc máy tính của bạn. Ánh sáng này không dừng lại khi mặt trời lặn. Ánh sáng hồng ngoại không thể nhìn thấy bằng mắt và thay vào đó được cảm nhận dưới dạng nhiệt, giống như trong lò vi sóng.

May mắn thay, cả hai thứ này đều không liên quan đến ung thư da, nhưng chúng đã được chứng minh làm phá vỡ collagen và giảm độ đàn hồi của da. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đang tập trung vào các tác động bổ sung của các dạng ánh sáng khác này có thể có trên da. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Photodermatology, Photo Immunology & Photomedicine, bức xạ mặt trời không phải tia cực tím góp phần đáng kể vào quá trình lão hóa do ánh nắng và cần được xem xét khi xây dựng chế độ bảo vệ da.

Làm sao để “trẻ mãi không già”?

Điều quan trọng hơn hết chúng ta cần phải nhớ là tránh các yếu tố lão hóa ngoại sinh nhất có thể, đặc biệt nhất là ánh nắng mặt trời.

Thoa kem chống nắng hàng ngày không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư da mà còn ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa do ánh nắng. Trên thực tế, nhiều người coi kem chống nắng là vũ khí chống lão hóa của họ và sự thật là, điều đó hoàn toàn đúng. Việc sử dụng thường xuyên đã được chứng minh là giúp ngăn chặn thiệt hại do ánh sáng trong một khoảng thời gian dài hơn. Chúng ta nên dùng các loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả ánh sáng xanh HEV và ánh sáng hồng ngoại, có SPF ít nhất 30.

Đối với những vùng chúng ta không thể thoa kem chống nắng, hãy bảo vệ da bằng cách che chắn tốt với quần áo, mũ nón có khả năng chống tia UV, các màu tối sẽ tốt hơn các màu sáng. Ngoài ra, viên uống chống nắng cũng là một lựa chọn bổ sung lý tưởng, các thành phần trong viên uống sẽ giúp trung hòa các gốc oxy tự do, giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, khi bị lão hóa do ánh nắng, các bác sĩ Da liễu có thể đưa cho bạn các phương pháp điều trị, bao gồm thuốc thoa, laser, các thiết bị trẻ hóa năng lượng như Thermage, Ultherapy…