PRP trong điều trị rụng tóc

Nội Dung

Sau ứng dụng ban đầu để chữa lành các khớp, PRP đã đạt được nhiều sự chú ý trong vài năm qua như một cách để kích thích mọc tóc. Sau đây là những gì bạn cần biết về nó.

PRP có thể được sử dụng “off-label” để giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Rụng tóc do di truyền là cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 80 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Nhiều đàn ông và phụ nữ phải đối diện với mái tóc mỏng hoặc hói đột ngột và cần tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, trước đây các bác sĩ đã ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình rụng tóc bằng cách kê đơn thuốc hoặc thực hiện quy trình cấy tóc. Tuy nhiên, nhiều lựa chọn trong số này đi kèm với các tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn chức năng tình dục, ngứa da đầu hoặc thời gian hồi phục lâu.

Tác dụng phụ tối thiểu là một lý do khiến phương pháp điều trị mới gọi là liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (còn được gọi là PRP) ngày càng phổ biến.

Tại đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu PRP là gì, PRP phù hợp nhất với ai và những nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý.

Định nghĩa PRP Therapy là gì?

Jeffrey Rapaport, MD, một bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận có trụ sở tại Englewood Cliffs, New Jersey, cho biết các bác sĩ lần đầu tiên sử dụng PRP trong y học ở Châu Âu vào năm 2005. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2016 trên Tạp chí Da liễu lâm sàng Hoa Kỳ, PRP đã giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, thường là trong phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình và y học thể thao.

Shilpi Khetarpal, MD, bác sĩ da liễu cho biết PRP vẫn thường được sử dụng để giúp mọi người và vận động viên phục hồi sau các chấn thương liên quan đến khớp, nhưng phải đến năm năm trước, các bác sĩ da liễu mới bắt đầu sử dụng liệu pháp này để điều trị rụng tóc. Cho đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới chỉ phê duyệt PRP để sử dụng trên khớp trong chấn thương chỉnh hình và các công bố đầu tiên liên quan PRP trong khớp đã có từ năm 2005. Một bài báo được xuất bản vào tháng 2 năm 2015 trên Tạp chí Phẫu thuật Đầu gối đã lưu ý rằng việc sử dụng PRP trong bất kỳ môi trường nào khác, chẳng hạn như để điều trị chứng rụng tóc hoặc các vấn đề về da, được coi là “off-label”.

PRP Therapy hoạt động chính xác như thế nào?

Trong quy trình PRP, kỹ thuật viên lấy máu, thường là từ cánh tay của bệnh nhân, sau đó sẽ quay ly tâm máu để chiết xuất huyết tương. Huyết tương là một thành phần được tìm thấy trong máu có chứa tiểu cầu, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bác sĩ sẽ tiêm huyết tương vào các vùng trên da đầu bị rụng tóc – thường là khoảng 15 đến 20 lần tiêm cho mỗi đợt PRP.

Mặc dù nghe có vẻ đau nhưng PRP hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào đáng lo ngại. Bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức nhẹ tại nơi tiêm, nhưng hoàn toàn có thể phục hồi sau thủ thuật.

PRP không mang lại kết quả ngay lập tức, vì vậy bạn không nên mong đợi có được một mái tóc dày chỉ sau một đêm. Bạn có thể sẽ cần ba buổi trị liệu hàng tháng, sau đó là từ bốn đến sáu tháng, và kế đó là các liệu trình bảo trì mỗi năm. Lịch trình chính xác của kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm lượng tóc rụng mà bạn đang phải đối mặt, cũng như tuổi tác, nội tiết tố và cấu trúc di truyền của bạn. Bạn có thể sẽ bắt đầu thấy tóc mọc lại ở lần điều trị thứ 3 và thứ 4.

Các nghiên cứu nói gì về PRP và lợi ích của nó?

Mặc dù PRP để điều trị rụng tóc là tương đối mới, nhiều nghiên cứu đã được hứa hẹn. Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 của Tạp chí Phẫu thuật Da và Thẩm mỹ đã thử nghiệm PRP trên 11 người đàn ông bị rụng tóc nội tiết tố nam thất bại điều trị sau sáu tháng dùng thuốc. Sau ba tháng, họ được điều trị bốn lần PRP và thấy số lượng tóc của họ tăng khoảng 30%. Một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 9 năm 2017 trên Tạp chí Da liễu Mỹ phẩm cũng cho thấy hiệu quả của PRP đối với việc tăng số lượng và độ dày của tóc.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp ích cho ai?

PRP đã được chứng minh là giúp ích cho cả nam giới và phụ nữ, chủ yếu là những người bị rụng tóc nội tiết tố androgen, là chứng hói đầu kiểu nam và ở phụ nữ.

Dưới đây là một số người có thể đạt nhiều lợi ích từ PRP:

  • Đàn ông hói đầu
  • Phụ nữ bị rụng tóc hoặc tóc mỏng do mãn kinh
  • Những người bắt đầu rụng tóc trong vòng 5 năm trở lại đây (Nếu thời gian rụng tóc lâu hơn 5 năm, các nang tóc có thể trở nên nhỏ và mỏng đến mức việc thúc đẩy mọc tóc sẽ không tạo ra sự khác biệt nào và bạn cần nhiều phương pháp điều trị khác hỗ trợ).

Cũng có một số nhóm mà PRP có thể không hiệu quả, bao gồm:

  • Các tình trạng sức khỏe đi kèm với rụng tóc, bao gồm bệnh lupus hoặc bệnh tuyến giáp, như suy giáp hoặc cường giáp (Những người có vấn đề về tuyến giáp không phù hợp với điều trị này vì rụng tóc không chỉ do bệnh mà còn do thuốc. Trong những trường hợp này, rụng tóc có thể sẽ tiếp tục ngay cả sau khi PRP)
  • Tiền sử rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu, thuốc chống đông máu hoặc viêm gan (Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tiểu cầu)
  • Ung thư da hoặc nhiễm trùng đang hoạt động trên da đầu (Vì PRP thúc đẩy tăng trưởng nên nó có thể đổ thêm dầu vào lửa nếu có tình trạng bệnh tồn tại từ trước)

 Một số nhược điểm có thể có của việc sử dụng PRP là gì?

Nhìn chung, PRP là an toàn và hiệu quả. Để thấy được kết quả, bạn phải cam kết thực hiện khoảng bốn lần điều trị trong năm đầu tiên.

Cho đến hiện tại, các thuốc như Proscar (finasteride) và Rogaine (minoxidil) là những thuốc điều trị rụng tóc đầu tay. Và do đó bạn không nên coi PRP là phương pháp điều trị đầu tiên vì nó không giải quyết được nguyên nhân gây rụng tóc. Hãy coi PRP giống như việc cung cấp các yếu tố tăng trưởng để làm cho tóc mọc, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây nên rụng tóc, PRP không thể cải thiện các vấn đề nội tiết tố hoặc di truyền nào. Do đó, bạn cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị từ các bác sĩ da liễu đưa ra. Ngoài ra, PRP có thể nguy hiểm nếu các kỹ thuật viên cẩu thả và không sử dụng các ống được FDA chấp thuận hoặc không cẩn thận trong việc đảm bảo máu của bạn — và chỉ máu của bạn — được tiêm.

Tổng kết

PRP là một cách ngày càng phổ biến để điều trị rụng tóc. Là phương pháp lấy huyết tương từ máu của bạn và tiêm vào da đầu để cung cấp dưỡng chất kích thích mọc tóc.

Quy trình này tương đối không đau và không cần thời gian phục hồi. Nhưng phải mất vài tháng để thấy kết quả điều trị và cần phối hợp với các phương pháp khác.

Nếu bạn có vấn đề về rụng tóc, hãy liên hệ đến phòng khám Medcare để được tư vấn, thăm khám và điều trị bạn nhé

Chia sẻ