Ghép da điều trị bạch biến hiện nay đã và đang giúp cộng đồng người bệnh bạch biến ở Việt Nam dần lấy lại niềm tin và hy vọng khi chứng kiến nhiều bệnh nhân giành lại màu da trước khi mắc bệnh. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân vẫn còn băn khoăn về số lần cấy ghép da cần để phục hồi hoàn toàn màu sắc da. Cũng như liệu các phương pháp ghép da như Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCELL và Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT có thể thực hiện nhiều lần. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
ToggleTỉ lệ thành công của ghép da điều trị bạch biến là bao nhiêu?
Theo một nghiên cứu uy tín được đăng trên tạp chí Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ JAMA (the Journal of the American Medical Association, một trong những tạp chí y khoa lớn nhất trên thế giới) năm 2021, hiệu quả phục hồi sắc tố đạt tới hơn 81% sau khi bệnh nhân bạch biến được điều trị bằng các phương pháp can thiệp như ghép da. Trong đó, Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCELL và Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT cho hiệu quả cực kỳ ấn tượng với kết quả lần lượt là hơn 50% và 60% số bệnh nhân đạt được hiệu quả phục hồi màu da>90% so với trước khi ghép da. Tức là 2 người ghép da thì có ít nhất 1 người phục hồi hoàn toàn.
Những lí do ghép thất bại
Cũng theo nghiên cứu đăng trên JAMA vừa nêu, một số yếu tố có liên quan đến tỉ lệ thành công của phương pháp ghép da điều trị mất sắc tố do bệnh bạch biến, bao gồm độ tuổi của người bệnh tại thời điểm được điều trị, thể bệnh bạch biến, và vị trí của vùng da mất sắc tố trên cơ thể.
Mối liên quan giữa tỉ lệ thành công của ghép da và độ tuổi của người bệnh.
Tỉ lệ thành công của ghép da bằng phương pháp bất kì có xu hướng giảm đi theo độ tuổi. Bệnh nhân trẻ tuổi sẽ đáp ứng tốt hơn và khả năng phục hồi màu da sau điều trị bằng phương pháp ghép da sẽ cao hơn bệnh nhân lớn tuổi.
Mối liên quan giữa tỉ lệ thành công của ghép da và thể bệnh.
Biểu đồ cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến khu trú tại ít vị trí sẽ có đáp ứng tốt hơn những bệnh nhân có tổn thương lan toả toàn thân.
Mối liên quan giữa tỉ lệ thành công của ghép da và vị trí vùng da bị bạch biến.
Biểu đồ cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến ở những vùng ngoài khớp và xa đầu chi (ngón tay, ngón chân) có tỉ lệ thành công sau ghép cao hơn. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, vẫn còn nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của ghép da như yếu tố cơ địa, tay nghề bác sĩ, chế độ dinh dưỡng, lối sống….
Việc chăm sóc sau ghép là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả tối đa sau ghép, cũng như hạn chế được các biến chứng ngoài ý muốn. Tháo băng sai thời điểm, cạy vết thương, tưới rửa, vệ sinh bằng những dung dịch, hóa chất không phù hợp,… đều là những lí do dẫn đến thất bại điều trị, dù cho ca ghép da được thực hiện vô cùng tỉ mỉ và hoàn hảo.
➔ Để biết chăm sóc đúng cách sau khi ghép da, bạn có thể tham khảo tại: Điều trị cấy tế bào gốc tự thân và cách chăm sóc
Ngoài ra, bệnh nhân cần được thăm khám kĩ càng bởi những bác sĩ có kinh nghiệm về bạch biến trước khi chỉ định ghép da. Bởi lẽ, việc chỉ định điều trị bạch biến bằng các thủ thuật ngoại khoa như ghép da, laser sai thời điểm không chỉ dẫn đến việc tiêu tốn tiền bạc và công sức mà không đem lại hiệu quả cao như mong đợi, mà còn có thể làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Trong những trường hợp đó, mất sắc tố có thể lan rộng nhanh hơn và nhiều hơn trong thời gian ngắn.
➔ Để biết mình có phải đối tượng có thể ghép da điều trị bạch biến được không, bạn có thể tham khảo tại: Cấy sắc tố vi điểm Epivincell trong bạch biến
Có thể ghép lặp lại để tăng hiệu quả điều trị
Như các bạn đã biết, hiệu quả phục hồi màu sắc da của 2 phương pháp ghép da Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCELL và Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT sau một lần cấy ghép là vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn có tỉ lệ nhỏ bệnh nhân đáp ứng chậm hơn với điều trị, đặc biệt là ở những bệnh nhân có những đặc điểm nêu trên (lớn tuổi, bị ở ngón tay, ngón chân, bị lan tỏa, v.v). Việc đẩy nhanh tốc độ hồi phục bằng cách ghép da lặp lại bằng EPIGRAFT và EPIVINCELL, kết hợp với Laser Excimer, NanoPigment là hoàn toàn khả thi, và đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu. Không những thế, ở những bệnh nhân vẫn muốn cải thiện màu da dù đã phục hồi >90% sắc tố so với trước khi điều trị, vẫn có thể thực hiện ghép “dặm” lại, với tỉ lệ thành công cao.
Hình ảnh bệnh nhân dần phục hồi màu da sau ghép tại phòng khám Medcare.
Bệnh bạch biến vẫn có thể quay trở lại dù đã phục hồi hoàn toàn sắc tố
Để có thể dễ hình dung, có thể ví von làn da của chúng ta như một “ngôi nhà” và bệnh bạch biến như là một “cơn bão lớn”. Mỗi lần bão đi qua nó để lại một ngôi nhà đổ nát, tức tổn thương bệnh bạch biến. Rất khó để biết khi nào bão xuất hiện cũng như dừng lại, nhưng chúng ta có thể gia cố và xây dựng lại ngôi nhà của chính mình. Các phương pháp can thiệp như Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT và Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCEL được xem là cách mà chúng ta “xây dựng” lại làn da của bệnh bạch biến.
Tuy vậy, sau khi làn da phục hồi sắc tố hoàn toàn, bệnh vẫn có thể quay trở lại và làm mất sắc tố. Lúc này, việc lặp lại Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCELL và Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT có thể được chỉ định khi bệnh đã ổn định. Ngoài ra, việc theo dõi sát sau khi phục hồi sắc tố hoàn toàn là cách chúng ta có thể dự phòng bệnh tái phát kịp thời.
Hình ảnh bệnh nhân tái phát sau khi phục hồi sắc tố da hoàn toàn
Lời Kết
Các phương pháp can thiệp bệnh bạch biến là phương pháp gần như duy nhất giúp phục hồi màu sắc da bệnh bạch biến. Trong đó, Ghép thượng bì tự thân EPIGRAFT và Cấy sắc tố vi điểm EPIVINCEL là hai phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất, có thể phục hồi màu sắc da với diện tích lớn.
Thông thường, đa phần bệnh nhân sẽ phục hồi sắc tố hoàn toàn sau ghép da. Nhưng vẫn có một số trường hợp cần phải ghép lần thứ hai để có kết quả tốt nhất. Và bệnh bạch biến có thể quay lại bất cứ lúc nào, do đó việc theo dõi sát và điều trị lại là vô cùng cần thiết
Nếu bạn bị bạch biến và đang băn khoăn không biết mình có thể được điều trị bằng các phương pháp ghép da, ghép tế bào tự thân (EPIGRAFT, EPIVINCELL) để trả lại màu sắc da bình thường cho các vùng da mất sắc tố hay không, hãy đến phòng khám Medcare để được các bác sĩ tư vấn nhé!