Bệnh bạch biến có lây không

Nội Dung

Bệnh bạch biến có lây không? Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Hãy cùng Medcare tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân bệnh Bạch biến:

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền.

Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 – 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.

Triệu chứng bệnh bạch biến:

Dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ rệt trên da và có thể quan sát trực tiếp được sự khác nhau giữa vùng da bạch biến với các vùng da khác, cụ thể:

  • Một số vùng da nhỏ trên cơ thể bị mất màu và chuyển sang màu trắng. 
  • Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, khuynh hướng ở vùng da sậm màu hơn như mặt, mu bàn tay, núm vú, nách, rốn, vùng xương cùng, bẹn, hậu môn sinh dục.
  • Dạng điển hình: bạch biến mặt ở quanh mắt, miệng (quanh lỗ tự nhiên), bạch biến chi ở khuỷu tay, gối, ngón tay, mặt duỗi cổ tay, mắt cá ngoài, và cẳng chân.
  • Tỷ lệ lông tóc mất sắc tố: 10% đến > 60%.
  • Dần dần, mảng da bị giảm sắc tố sẽ lan rộng, nhất là vào mùa hè. Thường xuất hiện ở 2 vị trí đối xứng trên cơ thể.

Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.

Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.

Bệnh bạch biến có lây không?

Đây là bệnh ngoài da hoàn toàn không lây cho những người xung quanh, bao gồm cả những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Đối tượng nguy cơ của bệnh bạch biến bao gồm những người bị các sang chấn tâm lý nặng nề, bị cháy nắng hoặc rám nắng.

Chẩn đoán bệnh bạch biến:

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Việc thăm khám và hỏi bệnh sử giúp loại trừ một số bệnh lý khác như viêm da hoặc vảy nến. bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh bạch biến không.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định để làm thêm các xét nghiệm khác như:

  • Sinh thiết một mẩu da ở vùng thương tổn
  • Lấy máu để tìm kiếm các nguyên nhân tự miễn bên dưới như thiếu máu hoặc đái tháo đường

Các biện pháp điều trị bệnh Bạch biến:

Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. hiện nay, điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, việc điều trị chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết triệu chứng.

Thuốc: 

  • Corticosteroid bôi (TCS): sử dụng theo chu kỳ 6 – 8 tuần hoặc 2 lần/tuần hoặc xen kẽ TCI. Ngưng nếu không cải thiện sau 2 – 3 tháng
  • Ức chế calcineurin bôi (TCI): Tacrolimus 0.1% ointment hay pimecrolimus 1% cream. Thương tổn ở mặt và vùng phơi bày ánh sáng: đáp ứng tốt

Liệu pháp quang hóa (sử dụng các bước sóng nhất định của ánh sáng để kích thích sản xuất sắc tố)

  • UVB dải hẹp (Narrowband UVB – NBUVB)
  • Psoralen + UVA (PUVA), khellin + UVA (KUVA), phenylalanine + UVA
  • Laser excimer, Laser helium–neon

Phẫu thuật: ghép da từ vùng da bình thường cho những vùng da bị mất sắc tố

  • Ghép vi phẫu
  • Ghép bóng nước thượng bì
  • Ghép tế bào sắc tố tự thân nuôi cấy
  • Ghép tế bào thượng bì không nuôi cấy
  • Ghép tóc

Trang điểm để che đi vùng da bị mất sắc tố, xăm (chứa sắt oxid)

Loại bỏ sắc tố (làm trắng)

  • Monobenzyl ether of hydroquinone (MBEH) 20%, 1 – 2 lần/ngày x 9–12 tháng hay lâu hơn
  • Monomethyl ether of hydroquinone (MMEH) 20%
  • Laser Q-Switched Ruby, alexandrite + 4-methoxyphenol

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng.

 

KẾT LUẬN

Như vậy với câu hỏi “Bạch biến có lây không?” chúng ta có thể kết luận là bạch biến không thể lây từ người bệnh sang người bình thường. 

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sắc tố da nói chung hoặc mất sắc tố da, trắng da do nguyên nhân bất kỳ nói riêng. Hãy liên hệ Đơn vị nghiên cứu và điều trị bạch biến của Medcare qua Hotline: 0931 888 115 hoặc bấm tại đây để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất nhé.

Chia sẻ