Bạch biến nên kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Nội Dung

Bệnh bạch biến là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sắc tố có trong da. Quá trình này dẫn đến việc, một số vùng da trên cơ thể mất đi sự màu sắc tự nhiên của chúng, thay vào đó chúng chuyển sang màu trắng. Vậy bệnh bạch biến nên kiêng ăn gì hay bổ sung chất gì để hạn chế tình trạng lan rộng của bệnh? Hãy cùng Medcare tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Biểu hiện của bệnh bạch biến

Dấu hiệu bệnh nhân bị bạch biến thường được thể hiện rõ rệt thông qua sự tương phản màu sắc trên da. Vùng bạch biến da tạo thành những mảng trắng loang lổ trên cơ thể bệnh nhân. Các vùng da thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm mặt, mu bàn tay, núm vú, nách, rốn, vùng xương cùng, bẹn, và hậu môn sinh dục. Đa số những vùng trắng này sẽ không có hình thù nhất định, dẫn đến thẩm mỹ ngoại hình của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  

Vậy Tại Sao Cần Biết Bệnh Bạch Biến Nên Ăn Gì?

Trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu về vai trò của chế độ ăn uống trong việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh bạch biến vẫn chưa được phổ biến vì số lượng các bài nghiên cứu khoa học còn khan hiểm dẫn đến khả năng đối chứng bị hạn chế. Mặc dù vậy, chúng ta có thể dựa vào thành phần và hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong các sản phẩm bổ sung, từ thức ăn đến các sản phẩm chức năng và thậm chí là một số loại được coi là thuốc để điều trị bạch biến lan rộng trên da. Việc tập trung vào chất chống oxy hóa một chiều được xem là yếu tố quan trọng giúp làm giảm khả năng tự miễn của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống phù hợp có thể hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Dưới đây là một số chất được khuyến cáo sử dụng hạn chế độ loang bạch biến da.

Vitamin D

Vitamin D3 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và biệt hóa của tế bào sắc tố và tế bào sừng tại da. Đặc biệt, nó tác động thông qua các thụ thể vitamin D trên da chúng ta dẫn đến sự ức chế hoạt hóa của tế bào T. Một điểm đáng chú ý là tế bào sắc tố được cho là thể hiện các thụ thể 1-alpha-dihydroxyvitamin D3. Điều này mở ra khả năng vitamin D3 kích thích quá trình hình thành hắc tố dẫn đến ảnh hưởng, có thể giải thích tại sao sự cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể có thể ảnh hưởng đến màu sắc da và giữ cho nó trong trạng thái khỏe mạnh. 

Bạch Quả (Gingko Biloba)

Chiết xuất từ lá bạch quả đã trở thành nguồn dược liệu phổ biến, thường được biết đến với tên gọi là Ginkgo Biloba Extract (GBE). Terpene trilactones (TTL) và flavonoid với nồng độ thích hợp được xem là hai chất chính có khả năng chống oxy hóa mạnh thông qua cơ chế riêng biệt.

 

Hạt Tiêu Đen (Piperine)

Piperine đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kích thích sự nhân lên của các tế bào sắc tố và tăng cường quá trình hình thành các đuôi gai của chúng trong môi trường ống nghiệm. Những hiệu quả này mở ra triển vọng về việc sử dụng piperine như một phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho bệnh bạch biến, đặc biệt là trong các giai đoạn tiếp xúc với tác động của tia cực tím.

 

Trà Xanh (Epigaollocalechin-3-galate)

Trà xanh nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa đến từ catechin, một loại hợp chất polyphenol thuộc nhóm flavonoid. Trong số những catechin này, Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) đứng đầu với hợp chất chống oxi hóa mạnh mẽ và có khả năng thu gom các loại gốc tự do như ROS/RNS. Quá trình này giúp chống viêm, điều chỉnh phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T.

 

Axit Béo Omega-3

Axit Béo Omega-3 có đặc tính loại bỏ gốc tự do mạnh mẽ của carotenoid cũng có thể được khai thác để điều trị bệnh bạch biến. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm dầu cá và động vật có vỏ, chẳng hạn như cá cơm, cá trích, cá thu, con trai, hàu, cá hồi, cá mòi.

 

Vậy Người bệnh bạch biến nên kiêng ăn gì

Thực Phẩm Chứa Gluten

Tuy những thực phẩm giàu gluten (lúa mạch, lúa mỳ,…) rất tốt đối với sức khỏe người bình thường nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến người mắc bệnh bạch biến. Chúng có khả năng làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, kích thích vi khuẩn, virus khiến bệnh lan rộng nhanh chóng.

Đồ Ăn Dầu Mỡ, Nhiều Chất Béo

Hạn chế những thực phẩm như đồ chiên xào, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ bởi các chất béo sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, các tổn thương da cũng lâu lành hơn.

 

Đồ Uống Có Chất Kích Thích

Tránh xa các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Những loại đồ uống này sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.

Trái Cây Có Chứa Chất Tannin, Phenol Hoặc Phenolic

Các loại trái cây chứa các thành phần này như xoài, mâm xôi, dâu đen, nam việt quất, anh đào, ớt đỏ,…đóng vai trò trong cơ chế sinh học của bệnh bạch biến nên người bệnh cần kiêng ăn.

 

LỜI KẾT:

Việc điều trị bệnh bạch biến là quá trình lâu dài và cần có sự kiên nhẫn, vì thế việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết. Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “Bạch biến nên kiêng ăn gì” giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh, từ đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

 

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sắc tố da nói chung hoặc mất sắc tố da, trắng da do nguyên nhân bất kỳ nói riêng, hãy liên hệ Đơn vị nghiên cứu và điều trị bạch biến của Medcare qua Hotline: 0931 888 115 hoặc bấm tại đây để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất nhé.

Chia sẻ