Điều Trị Cấy Tế Bào Gốc Tự Thân – Lưu ý và cách chăm sóc

Việc chăm sóc vết thương sau cấy ghép tế bào gốc tự thân điều trị bạch biến có tầm quan trọng tương đương quá trình ghép tế bào. Để đạt được hiệu quả tối đa sau ghép, cũng như hạn chế được các biến chứng ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau.

Chăm sóc vùng da nhận (vùng được ghép da)

  • Hạn chế nhiễm khuẩn vùng da nhận
  • Giữ vùng da cho và da nhận khô ráo
  • Dấu hiệu cho thấy vết thương đang bị nhiễm khuẩn và cần tái khám ngay
  • Chảy dịch nhiều, đặc biệt là dịch vàng xanh
  • Đau nhức
  • Trường hợp này nhiễm khuẩn có thể lan rộng, có thể có triệu chứng toàn thân như sốt
  • Giữ mảnh ghép tại chỗ đủ thời gian
  • Để có đủ thời gian cho các tế bào tạo sắc tố di cư từ mảnh ghép lan rộng ra khắp bề mặt vùng da bệnh nhằm tái lập sắc tố, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tháo băng. Băng chỉ được tháo bởi bác sĩ vào ngày tái khám. Đã có một số trường hợp bệnh nhân không tự ý tháo băng nhưng băng bị bung ra và không báo cho bác sĩ để tái khám sớm. Hệ quả, vùng da bị bung băng tái lập sắc tố kém hiệu quả hơn những vùng da khác.
  • Để ý số dấu hiệu vùng da nhận bị kích ứng hoặc phản ứng với băng keo hoặc các thuốc được sử dụng trong quá trình thực hiện thủ thuật để tái khám sớm:
  • Ngứa
  • Rát
  • Nổi mụn nước bóng nước, trường hợp nặng có thể có mủ

Chăm sóc vùng da cho (Vùng da lấy bóng nước, lấy tế bào)

  • Mặc dù các bệnh nhân đến điều trị với mong muốn phục hồi màu sắc da ở vùng da bị bạch biến, nhưng việc chăm sóc vùng da lấy tế bào (thường là ở đùi) cũng vô cùng quan trọng. Việc chăm sóc không đúng vùng da cho có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Không bệnh nhân nào mong muốn việc trả lại màu sắc bình thường cho vùng da mất sắc tố lại phải đánh đổi bằng một vết sẹo lồi, bờ nham nhở. Cho dù bệnh nhân là nam hay nữ thì việc có một vết sẹo như thế này ở vùng đùi là vô cùng mất thẩm mĩ và có thể gây mất tự tin cho người bệnh.
  • Bản chất của thủ thuật không để lại sẹo do chỉ tác động ở lớp nông của da. Nhiều bệnh nhân đắp thuốc gây nhiễm trùng, đến với tình trạng vết thương sưng nề, chảy dịch mủ nặng nề.
Hình ảnh: Một bệnh nhân sau khi được thực hiện phương pháp cấy tế bào tự thân, không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc vết thương của bác sĩ. Kết quả là vùng da lấy tế bào bị nhiễm trùng nặng nề, chảy dịch mủ nhiều, sưng đỏ lan rộng ra xung quanh kèm cảm giác đau nhiều. Sau khi được điều trị khoảng 1 tuần bởi các bác sĩ tại phòng khám Medcare, vết thương đã giảm rỉ dịch, giảm đỏ và giảm sưng nề như hình trên, bệnh nhân cũng không còn than phiền về triệu chứng đau nữa.
  • Để tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
  • Bệnh nhân nên thay băng, vệ sinh hàng ngày sau khi tắm rửa
  • Nhẹ nhàng thấm dịch tiết nếu có băng gạc 
  • Dùng gạc thấm nước muối sinh lý chấm nhẹ nhàng lên vết thương để làm sạch
  • Đối với vùng da lành xung quanh vết thương, dùng gạc thấm dung dịch povidine lau nhẹ nhàng đến khi toàn bộ rìa vết thương có màu vàng cam do povidine
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh được bác sĩ kê toa nếu có thoa lên vết thương
  • Băng lại bằng gạc vô trùng

Tái khám ngay khi cần thiết

  • Tóm lại, những dấu hiệu cho thấy bạn nên tái khám càng sớm càng tốt là: 
  • Sốt
  • Vết thương rỉ dịch nhiều hoặc sưng nề hoặc đau nhiều hoặc ngứa dữ dội
  • Đỏ da lan rộng ra ngoài vùng xung quanh vết thương
  • Băng vết thương (đặc biệt là ở vùng da bạch biến được điều trị) bị hở hoặc bung trước ngày tái khám

Quy trình chăm sóc vết thương sau ghép của phòng khám Medcare: 

Tuần đầu tiên:

– Bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh 7-10 ngày sau thủ thuật.

– Băng vết thương cần được cố định 7-10 ngày.

– Tránh động vào vết thương, hạn chế cử động vùng ghép để không làm ảnh hưởng lành thương. 48 giờ đầu tiên là thời gian quyết định, không mặc đồ quá chật tại vị trí tổn thương.

– Quá trình lành thương đôi khi gây đau, bệnh nhân có thể dùng Paracetamol 500mg 1 viên uống, 3 lần/ ngày. Không tự ý sử dụng Aspirin.

– Nếu băng vết thương bị bong, cần ngay lập tức đến phòng khám để được xử lý.

– Nếu sốt, ngứa, đỏ da cần liên hệ ngay phòng khám.

Sau tháo băng vết thương, sau 7-10 ngày làm thủ thuật:

– Những ngày sau tháo băng:

– Cẩn thận khi tiếp xúc vết thương với nước, hạn chế tiếp xúc trong 2 tuần đầu. Chỉ rửa bằng nước sạch, không dùng xà phòng và chà xát với khăn bông (chỉ thấm nước nhẹ nhàng).

– Không mặc đồ quá chật, thoa dưỡng ẩm lên tổn thương ít nhất 3 lần/ ngày.

– Nếu vết thương rỉ dịch, đỏ, ngứa cần liên hệ ngay phòng khám

– Để tối ưu hiệu quả, cần chiếu đèn UV hoặc Laser Excimer 2-3 lần/ tuần, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau tháo băng.

– Vị trí ghép sẽ đỏ trong vài tuần và trở nên tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố nhẹ trong những tháng đầu tiên, sau đó sẽ ổn định kéo dài.

Lời Kết:

Nếu bạn bị bạch biến và đang băn khoăn không biết mình có thể được điều trị bằng các phương pháp ghép da, ghép tế bào tự thân (EPIGRAFT, EPIVINCELL) để trả lại màu sắc da bình thường cho các vùng da mất sắc tố hay không, hãy đến phòng khám Medcare để được các bác sĩ tư vấn nhé!!!

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận