BẠCH BIẾN VÀ CÁC BỆNH LÝ ĐỒNG MẮC

Nội Dung

Bạch biến là bệnh lý đặc trưng với tình trạng rối loạn mất sắc tố xuất hiện trên da. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy, bạch biến không đơn thuần là một vấn đề về da gây mất thẩm mỹ. Trên thực tế, khi so sánh với dân số chung, người mắc bệnh bạch biến có khả năng cao hơn mắc nhiều bệnh lý đi kèm khác. Hiểu được các bệnh lý này giúp bệnh nhân bạch biến có thể tự theo dõi, tầm soát và sớm phát hiện các bệnh lý đồng mắc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cơ chế tự miễn là một trong những giả thuyết được chấp nhận rộng rãi trong sinh bệnh học của bạch biến. Sự xuất hiện của các tự kháng thể tấn công vào các tế bào sắc tố (melanocyte) được cho là nguyên nhân chính dẫn đến những mảng trắng trên da. Các tự kháng thể này cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý đồng mắc khác. Nếu như trong dân số chung, tỷ lệ mắc các bệnh lý tự miễn là 1-2% thì ở những bệnh nhân bạch biến, con số này có thể lên đến 10-15%. Dưới đây là một số bệnh lý có thể đi kèm với bệnh bạch biến.

CÁC BỆNH LÝ ĐỒNG MẮC 

Bệnh lý tuyến giáp

nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp tự miễn (autoimmune thyroid disease – AITD) ở bệnh nhân bạch biến cao hơn 2.5 lần so với người không mắc bệnh, và nguy cơ này có thể tăng dần theo tuổi. Bệnh lý tuyến giáp thường xuất hiện nhiều năm, hoặc thậm chí là hàng thập kỉ, sau khi bệnh nhân phát hiện bạch biến. Những bệnh lý tuyến giáp thường gặp đi kèm với bạch biến bao gồm bệnh Graves, suy giáp, viêm giáp Hashimoto. 

What is an autoimmune disease? Causes, Common diseases, Treatment | STELLA

Rụng tóc từng mảng

đây là bệnh lý rụng tóc tự miễn đặc trưng bở những mảng tóc rụng rải rác trên da đầu, hoặc có thể nặng nề đến mức rụng toàn bộ lông tóc trên toàn bộ cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ xuất hiện bệnh rụng tóc từng mảng ở những bệnh nhân bạch biến có thể dao động từ 0.5-12.5% các trường hợp.

Đái tháo đường

Tỷ lệ bệnh nhân bạch biến mắc đái tháo đường dao động từ 0.8% đến 16% các trường hợp. So với dân số chung, người mắc bệnh bạch biến có nguy cơ cao hơn mắc cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh nhân mắc bạch biến toàn thể có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn so với những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến khu trú ( 19,8% so với 9,8%)

A picture containing indoor, accessoryDescription automatically generated

Thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính là bệnh lý tự miễn khiến cho cơ thể người bệnh mất khả năng tạo ra yếu tố nội tại ở dạ dày, dẫn đến việc kém hấp thu vitamin B12 – một nhân tố quan trọng trong quá trình sản sinh ra hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Có nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bạch biến đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu ác tính là 1.3%, cao hơn rất nhiều lần so với dân số chung là 0.15%. 

The seven types of anaemia | Health24

Lupus đỏ hệ thống

Là bệnh lý tự miễn với đặc trưng là sự xuất hiện của các tự kháng thể tấn công vào nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm lan tỏa và phá hủy các cơ quan này. Bệnh lupus đỏ hệ thống thường ảnh hưởng đến các cơ quan như huyết học, thận, da, khớp … Kháng thể đặc trưng trong bệnh lupus đỏ hệ thống là kháng thể kháng nhân ( antinuclear antibody -ANA), mặc dù có thể không biểu hiện bệnh, nhưng ở bệnh nhân bạch biến, tỷ lệ kháng thể ANA dương tính có thể lên đến gần 20%.

Limited health literacy tied to low knowledge on SLE | Latest news for  Doctors, Nurses and Pharmacists | Rheumatology

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh tự miễn với đặc trưng là các tự kháng thể tấn công lên khớp, gây viêm và phá hủy các khớp. Khớp bàn tay, cổ tay, gối là những vị trí thường bị ảnh hưởng. Tỷ lệ xuất hiện bệnh viêm khớp dạng thấp ở những bệnh nhân bạch biến dao động tư 2.9% đến 3.8%.

Rheumatoid arthritis - Symptoms and causes - Mayo Clinic

Bệnh Addison:

Bệnh lý tự miễn gây ra sự thiếu hụt của các nội tiết tố tuyến thượng thận. Mặc dù xuất hiện với tỷ lệ thấp, nhưng một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh bạch biến và những người có quan hệ huyết thống với họ có nguy cơ mắc bệnh Addison cao hơn so với dân số chung.

Adrenal Insufficiency & Addison's Disease | NIDDK

Bệnh viêm ruột

Đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, mệt mỏi, sụt cân. Tỷ lệ bệnh nhân bạch biến mắc viêm ruột dao động trong khoảng từ 0.9% đến 2.3% các trường hợp.

Inflammatory Bowel Disease (IBD) | Johns Hopkins Medicine

Những bất thường về mắt và tai ở bệnh nhân bạch biến:

  • Bạch biến là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tổn thương của các tế bào sắc tố, tuy nhiên các tế bào sắc tố không chỉ có trên da mà còn tồn tại trong nhãn cầu ở vị trí của màng bồ đào và võng mạc. Mặc dù bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng, nhưng thông qua việc thăm khám cẩn thận, những bất thường về mắt như xuất hiện các đốm trắng ở đồng tử và võng mạc ở bệnh nhân bạch biến cũng được phát hiện. Ngoài ra, tình trạng khô mắt hoặc tăng nhãn áp với nhãn áp bình thường ( normal tension glaucoma) cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến.
Vector illustrations of the anatomy of the eye and ear
  • Tế bào sắc tố cũng tồn tại trong lớp màng của mê đạo tai, đặc biệt ở vị trí của thang tiền đình. Thử nghiệm đo sức nghe trên những bệnh nhân bạch biến cho thấy có đến 37.7% ghi nhận tình trạng khiếm thính do thần kinh thính giác (sensorineural hearing loss – SNHL), tỷ lệ này ở nhóm chứng là 16%. Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ khiếm thính do thần kinh thính giác lên đến 68.8% ở bệnh nhân bạch biến.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân mắc bệnh bạch biến có nguy cơ mắc các bệnh da khác như vảy nến, viêm da cơ địa cao hơn so với những người không mắc bệnh.

KẾT LUẬN

Như vậy, bệnh bạch biến không đơn thuẩn chỉ là một vấn đề thẩm mỹ ngoài da mà còn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác, bản thân các bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh bạch biến hãy tự theo dõi và cần được thăm khám cẩn thận cũng như chỉ định các xét nghiệm cần thiết để tầm soát các bệnh lý đi kèm. 

Bạn có thể đến thăm khám và được các bác sĩ tại đơn vị Bạch Biến phòng khám MEDCARE, nhằm chọn lựa phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa Da Liễu MEDCARE nhé!!!

Chia sẻ