Ritlecitinib: bước đột phá trong điều trị bạch biến

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy từ đó làm thay đổi màu da. Bệnh biểu hiện bởi những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là bệnh lành tính, không lây, và có ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Bệnh bạch biến có thể gặp mọi lứa tuổi và mọi giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 10-30, hơn 50% xảy ra trước 20 tuổi và có thể gặp bệnh bạch biến ở trẻ em. Bệnh phân bố nhiều ở các nước vùng nhiệt đới và ở những chủng người da màu.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, đặc biệt ở sự phức tạp của nguyên nhân cũng như những khó khăn trong điều trị.

Bên cạnh các can thiệp ghép da giúp phục hồi màu da cho bệnh bạch biến ổn định thì vai trò một thuốc toàn thân điều trị bạch biến tiến triển là vô cùng cần thiết.

Ritlecitinib hoạt động như thế nào?

Ritlecitinib là một thuốc thuộc nhóm ức chế men Janus kinase (JAK inhibitor) tương tự Ruxolitinib.

 

Xem thêm về Ruxolitinib tại đây.

 

Thuốc ức chế trực tiếp men JAK3 và TEC, ức chế con đường tín hiệu IL-2 và IL-15 và điều hòa các tế bào T CD8 của hệ miễn dịch cơ thể, từ đó giúp diều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa tiến triển bạch biến và tái lập màu da cho bệnh nhân bạch biến.

Ritlecitinib trong điều trị bệnh bạch biến

Ritlecitinib hiện đã vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2b về tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên bệnh nhân bạch biến đang lan rộng toàn thân, kết quả đã được đăng trên tạp chí Da Liễu học của hội Da Liễu Học Hoa Kỳ, một trong những tạp chí danh giá nhất của chuyên ngành da liễu.

Thử nghiệm 48 tuần so sánh hiệu quả của Ritlecitinib trong điều trị bạch biến, giữa những nhóm có liều lượng khác nhau và giữa giả dược (không điều trị). Nghiên cứu đã đánh giá những cải thiện tổn thương bạch biến trên mặt (Chỉ số F-VASI) và cho thấy uống một viên 50 mg/ mỗi ngày sẽ mang lại những cải thiện đáng kể cho bệnh bạch biến so với nhóm không được điều trị tại tuần thứ 24. Sự tái lập màu da bắt đầu sớm nhất là 8 tuần sau điều trị, tăng nhanh sau 28 tuần và kéo dài đến tuần thứ 48 khi thử nghiệm kết thúc.

Nghiên cứu cũng đánh giá độ an toàn của ritlecitinib và ghi nhận tính an toàn với các tác dụng phụ nhẹ như ho, đau họng và đau đầu.

Nhìn chung, thử nghiệm cho thấy ritlecitinib là một phương pháp điều trị hiệu quả và dung nạp tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến không phân đoạn đang lan rộng.

Ritlecitinib niềm hi vọng đẩy lùi bạch biến

Hiện tại, thử nghiệm giai đoạn 3 đang được tiến hành (NCT05583526; Pfizer, 2023) với ngày hoàn thành ước tính vào tháng 6 năm 2025. Tùy thuộc vào kết quả của thử nghiệm đó, ritlecitinib có thể được phê duyệt để điều trị bệnh bạch biến.

Hi vọng trong tương lai, Ritlecitinib sẽ trở thành thuốc uống đầu tiên được FDA Hoa Kỳ phê duyệt trong điều trị bệnh bạch biến đang lan rộng, từ đó giúp đẩy lùi bệnh và phục hồi màu da cho bệnh nhân bạch biến.

Kết luận:

Bệnh bạch biến là một bệnh lý mất sắc tố thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẫm mỹ lẫn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cho đến hiện tại các phương pháp ghép da như ghép thượng bì tự thân, ghép tế bào sắc tố vẫn là phương pháp hiệu quả nhất mang lại màu da cho bệnh nhân bạch biến ổn định.

Ngoài Ruxolitiniib đã được công nhận điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bạch biến giai đoạn tiến triển, Ritlecitinib là thuốc uống hứa hẹn mang lại nhiều đột phá trong điều trị bệnh bạch biến hoàn toàn.

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận