Trung bình, một người khỏe mạnh có thể rụng từ 50–100 sợi tóc mỗi ngày. Thông thường, tóc mới sẽ mọc lên để thay thế số tóc bị rụng, vì vậy bạn khó nhận thấy thay đổi rõ rệt về mật độ tóc. Tuy nhiên, khi số tóc mới không đủ để bù đắp lượng tóc rụng, bạn có thể bắt đầu nhận thấy tình trạng tóc thưa dần hoặc hói đầu.
Nội dung bài viết
ToggleNhững nguyên nhân rụng tóc thường gặp
Bất cứ đối tượng nào cũng bị rụng tóc, tuy nhiên rụng tóc nam thường hay gặp hơn so với rụng tóc nữ. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc, như sau:
1. Tiền căn gia đình (di truyền)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gọi là rụng tóc androgen – hay rụng tóc kiểu hình nam và rụng tóc kiểu hình nữ.
- Ở nam giới, thường bắt đầu bằng hiện tượng đường chân tóc chữ M, lùi dần ra sau, kết hợp với các mảng hói lan dần ở vùng đỉnh đầu.
- Ở nữ giới, tóc thường mỏng dần ở vùng đỉnh đầu, trong khi đường chân tóc ở trán vẫn được giữ nguyên, vùng rụng tóc giống như đeo “vương miện”.
Tình trạng này tiến triển dần theo thời gian, và kết quả có thể dự đoán được theo từng giai đoạn.

2. Thay đổi nội tiết tố và một số bệnh lý khác
Nhiều biến động nội tiết và bệnh lý có thể gây rụng tóc, bao gồm:
- Tật nhổ tóc (trichotillomania): hành vi cưỡng chế, thường xuất hiện ở người gặp stress tâm lý
- Thai kỳ, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh
- Rối loạn tuyến giáp
- Rụng tóc từng vùng (alopecia areata): bệnh tự miễn khiến tóc rụng thành từng mảng tròn nhỏ
- Nấm da đầu: nhiễm trùng gây tổn thương nang tóc
3. Thuốc và thực phẩm chức năng
Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị:
- Ung thư (hóa trị)
- Viêm khớp
- Trầm cảm
- Bệnh tim mạch
- Gout
- Tăng huyết áp
Một số thực phẩm bổ sung không rõ nguồn gốc cũng có thể gây rụng tóc – hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Xạ trị vùng đầu
Sau xạ trị, tóc có thể mất khả năng mọc lại như trước, nhất là khi nang tóc bị phá hủy.
5. Rụng tóc do hóa trị
Hóa trị thường gây rụng tóc tạm thời. Để giảm nguy cơ rụng tóc, người bệnh có thể hỏi bác sĩ về mũ làm mát da đầu (scalp cooling cap), giúp giảm lưu lượng máu đến nang tóc trong quá trình điều trị.
6. Stress kéo dài
- Sang chấn thể chất hoặc tinh thần, ví dụ như phẫu thuật, tai nạn, mất ngủ kéo dài,… có thể gây rụng tóc lan tỏa toàn bộ da đầu.
- Tình trạng này thường xuất hiện vài tháng sau sự kiện stress và có thể tự phục hồi sau một khoảng thời gian nếu nguyên nhân được giải quyết.
7. Tạo kiểu tóc và cách chăm sóc tóc
Các yếu tố gây tổn thương cơ học hoặc nhiệt:
- Buộc tóc quá chặt, thắt bím, búi tóc cao thường xuyên
- Sử dụng máy uốn tóc, lô cuốn nóng, dầu nóng
- Duỗi, nhuộm, tẩy tóc quá mức
Nếu xảy ra hiện tượng tạo sẹo ở nang tóc, thì tình trạng rụng tóc là vĩnh viễn và không thể nào phục hồi được.
8. Một số yếu tố nguy cơ khác
- Tiền căn gia đình có người hói đầu
- Tuổi tác
- Giảm cân nhanh
- Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, lupus
- Thiếu dinh dưỡng
- Hút thuốc lá
PHÒNG NGỪA RỤNG TÓC
Rụng tóc do di truyền là không thể phòng tránh, nhưng các dạng rụng tóc khác có thể được hạn chế nếu bạn chăm sóc tóc đúng cách:
1. Nhẹ tay khi chăm sóc tóc
- Dùng lược răng rộng
- Gỡ rối tóc nhẹ nhàng, không giật mạnh
- Tránh để tóc bị rối khi ướt – lúc này tóc dễ gãy rụng hơn
2. Tránh tổn thương do nhiệt và hóa chất
- Hạn chế máy sấy, máy uốn, dầu nóng
- Không duỗi – tẩy – nhuộm tóc quá thường xuyên
3. Tránh kiểu tóc kéo căng chân tóc
Búi chặt, buộc cao, tết bím thường xuyên có thể gây rụng tóc do lực kéo (traction alopecia)
4. Chăm sóc da đầu
- Giữ sạch, hạn chế nhiễm nấm
- Không gãi mạnh hoặc gội đầu bằng móng tay
5. Tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng
- Đặc biệt là nếu bạn có biểu hiện rụng tóc không rõ nguyên nhân
6. Bảo vệ tóc khỏi ánh sáng mặt trời và tia UV
- Đội nón, dùng ô che khi ra nắng
7. Ngưng hút thuốc lá
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa hút thuốc và hói đầu ở nam giới
8. Hỏi bác sĩ nếu đang hóa trị
Có thể cân nhắc dùng mũ làm mát da đầu để giảm rụng tóc
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC
Không có một công thức chung nào phù hợp cho tất cả. Việc điều trị phải dựa trên nguyên nhân cụ thể, mức độ rụng tóc, và tình trạng sức khỏe tổng quát.
1. Điều trị tại nhà
- Minoxidil: dung dịch hoặc bọt xịt ngoài da, dùng hàng ngày, thường có tác dụng sau vài tháng
- Laser tại nhà: thiết bị đeo như nón, lược laser… kích thích mọc tóc bằng ánh sáng
- Lăn kim (microneedling): tạo vi tổn thương nhỏ giúp tái tạo nang tóc
2. Điều trị tại phòng khám chuyên khoa
- Thuốc sinh học: Ritlecitinib đường uống đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt cho chỉ định điều trị rụng tóc từng vùng vì hiệu quả phục hồi mật độ tóc rõ rệt.
- Tiêm corticosteroids nội tổn thương: đặc biệt hữu ích với rụng tóc từng vùng (alopecia areata)
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), Fibrin giàu tiểu cầu (PRF): lấy máu tự thân, ly tâm và tiêm vào da đầu
- Cấy tóc: phương pháp điều trị rụng tóc vĩnh viễn do di truyền
- Laser chuyên sâu tại phòng khám: sử dụng bước sóng kích thích nang tóc hiệu quả hơn thiết bị tại nhà
ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC TẠI PHÒNG KHÁM MEDCARE
Tại Medcare, các bác sĩ chuyên khoa da liễu trực tiếp thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp hiện có:
- Tiêm corticosteroids nội tổn thương
- Cấy tóc chuyên sâu
- Liệu trình PRP, PRF tái tạo tóc
- Laser y khoa chuyên dụng
- Thuốc sinh học
- Chăm sóc da đầu theo phác đồ riêng biệt
KẾT LUẬN
Rụng tóc là vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin. Việc điều trị hiệu quả cần bắt đầu từ việc xác định đúng nguyên nhân. Nếu bạn đang lo lắng về tóc rụng nhiều, đừng trì hoãn – hãy gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang gặp vấn đề về rụng tóc, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu tại phòng khám MEDCARE để được tư vấn và điều trị đúng cách. Liên hệ qua số điện thoại 0931.888.115 hoặc 0845.115.115 để biết thêm chi tiết về các phương pháp điều trị và chăm sóc tóc. Chúng tôi cam kết mang lại sự tự tin và mái tóc đẹp cho bạn.