Nội dung bài viết
ToggleI. Nấm móng là gì?
Nấm móng là bệnh móng thường gặp nhất và chiếm 50% các bệnh về móng.
Nấm móng bao gồm 4 dạng:
– Nấm móng dưới móng bên xa (DLSO)
– Nấm móng dưới móng gần (PSO)
– Nấm móng trắng (SWO)
– Nấm móng do candida
II. Dịch tễ học:
1. Tuổi mắc bệnh: trẻ em hoặc người lớn đều có thể mắc bệnh. Bệnh không thể tự lành. Vì thế, tỉ lệ mới mắc tăng dần theo tuổi; 1% dân số <18 tuổi và gần 50% dân số > 70 tuổi.
2. Giới: nam nhiều hơn nữ
3. Phân bố: tác nhân khác nhau tùy vùng miền. Người thành phố nhiều hơn nông thôn (thói quen mang giầy kín).
4. Lây truyền:
– Dermatophyte: qua đồ vật hoặc tiếp xúc trực tiếp, trong cùng gia đình. Vài loại nấm sống được trong môi trường đến 5 năm và gây bệnh.
– Molds: ở khắp nơi ; không lây giữa người với người
III. Tác nhân gây bệnh:
1. Nấm móng + nấm chân +/- nấm thân:
– Trichophyton rubrum
– T. mentagrophytes
– E.floccosum
2. Nấm móng + nấm tóc hoặc favus:
– T.tonsurans
– T.violaceum
– T.megninii
– T.schoenleinii
3. Nấm móng + vảy rồng: T.concentricum
IV. Đặc điểm lâm sàng:
1. Nấm móng dưới móng bên xa (DLSO):
Nấm bắt đầu xâm nhập lớp sừng dưới móng hoặc nếp móng, rồi lan vô dần đến trung tâm móng. Bệnh nguyên phát trên móng khỏe mạnh hoặc thứ phát trên móng bị vẩy nến kèm với ly móng.
Có hiện tượng ly móng, tăng sừng dưới móng, mảnh sừng vụn màu nâu vàng. Loạn dưỡng móng tiến triển .Thường đi kèm nấm chân.
2. Nấm móng trắng (SWO):
Do nấm xâm nhập trực tiếp lên lưng móng làm cho trên bề mặt móng chân có những mảng màu trắng hoặc vàng đục có bờ sắc.
Bệnh thường do T.mentagrophytes, ngoài ra còn do Aspergillus, Scopulariopsis.
3. Nấm móng dưới móng gần (PSO):
Nấm xâm nhập từ rễ móng trở ra. Biểu hiện bởi màu trắng hoặc kem ở bản móng gần, dần dần lan rộng ra khắp móng và có thể gây tăng sừng dưới móng, bệnh móng trắng, tiêu móng bên gần và hủy móng toàn bộ. Thường gây bệnh 1-2 móng.
PSO do T.rubrum hầu như chỉ thấy ở BN nhiễm HIV
4. Nấm móng do Candida:
Hiếm khi cả 10 ngón tay và ngón chân đều bị bệnh. Móng hư từ gốc móng, trở nên dày, sần sùi, đổi màu vàng nâu, có những mảng ngang màu nâu bẩn, không có bột vụn dưới móng, có thể ly móng.
Có thể có hiện tượng viêm quanh móng, da quanh móng sung đỏ, đau nhức
V. Điều trị và phòng ngừa:
1. Điều trị:
Nấm móng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến mục móng, rụng móng, vùng da ở đầu móng rất dễ tổn thương, nhiễm trùng do bị mất lớp móng bảo vệ.
Sử dụng thuốc bôi kết hợp với thuốc uống nhằm mục đích tiêu diệt các vi nấm gây bệnh. Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng thuốc đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả cao.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh nấm móng là thuốc uống Griseolfulvin, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,… Thuốc bôi, thuốc kháng nấm ketoconazole …
Ngoài ra tùy vào trường hợp của từng bệnh có thể can thiệp bằng các phương pháp trị liệu kỹ thuật cao nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân.
2. Phòng ngừa:
– Giữ bàn tay chân sạch sẽ, khô ráo, tránh ngâm tay quá lâu trong nước.
– Cắt tỉa móng tay ngón, hạn chế sơn móng.
– Tránh tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại.
– Đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên móng tay.
Liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn khám chữa bệnh:
Medcare Skin Centre
95/36 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP.HCM
Điện thoại: (028) 39 700 555
Email: info@medcare.com.vn