Thuốc uống điều trị bạch biến: Ritlecitinib, là một trong những ứng cử viên đầy tiềm năng trong việc điều trị bạch biến. Đặc biệt đối với các trường hợp tổn thương lan rộng, nơi các liệu pháp tại chỗ không đủ hiệu quả. Với khả năng tác động toàn thân và hiệu quả đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng. Ritlecitinib mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân bạch biến, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và khôi phục sắc tố da một cách bền vững.
Nội dung bài viết
ToggleRitlecitinib là gì và có vai trò thế nào trong điều trị bạch biến?
Ritlecitinib là một loại thuốc uống thuộc nhóm ức chế JAK (Janus kinase), được nghiên cứu và phát triển nhằm điều trị các bệnh tự miễn như bạch biến. Bạch biến là một bệnh lý da đặc trưng bởi sự mất sắc tố melanin, dẫn đến các dát, khoảng da trắng. Tìm kiếm một liệu pháp hiệu quả để điều trị bệnh này là một thách thức lớn trong y học da liễu.
Trong một nghiên cứu lâm sàng pha 2b kéo dài 48 tuần, ritlecitinib đã cho thấy hiệu quả vượt trội trong việc tái tạo sắc tố da ở bệnh nhân bạch biến. Những người sử dụng thuốc có cải thiện đáng kể trên chỉ số F-VASI (Facial Vitiligo Area Scoring Index) so với nhóm dùng giả dược. Thuốc được dung nạp tốt, không gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và không có sự gia tăng các phản ứng bất lợi theo liều lượng. Điều này khiến ritlecitinib trở thành một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt là đối với những trường hợp bạch biến lan rộng toàn thân.
So sánh Ritlecitinib uống với Ruxolitinib thoa
Ritlecitinib và ruxolitinib đều là các chất ức chế JAK, nhưng chúng có sự khác biệt lớn về cách sử dụng và đối tượng phù hợp:
1. Ruxolitinib dạng thoa:
Đây là một loại kem bôi trực tiếp lên da, được FDA phê duyệt vào tháng 7 năm 2022 để điều trị bạch biến không phân đoạn. Ruxolitinib đặc biệt hiệu quả đối với những bệnh nhân có vùng tổn thương nhỏ, tập trung ở các khu vực như mặt, tay, hoặc cổ.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, kem ruxolitinib đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt F-VASI75 (cải thiện ít nhất 75% tổn thương ở mặt) cao hơn nhiều so với giả dược (khoảng 30% so với 7–12%). Tác dụng phụ thường gặp của ruxolitinib là nhẹ, chủ yếu bao gồm kích ứng da tại chỗ, như ngứa hoặc nổi mụn.
Xem thêm về Ruxolitinib tại đây.
2. Ritlecitinib đường uống:
Ngược lại, ritlecitinib phù hợp hơn cho các trường hợp bạch biến lan rộng hoặc khó tiếp cận bằng liệu pháp bôi tại chỗ. Thuốc uống này có tác dụng toàn thân, giúp kiểm soát bệnh ở nhiều khu vực trên cơ thể một cách hiệu quả. Tác dụng phụ toàn thân của ritlecitinib được báo cáo là hiếm gặp và thường không nghiêm trọng.
Tóm lại, ruxolitinib là lựa chọn lý tưởng cho các trường hợp bạch biến khu trú với tổn thương nhỏ, trong khi ritlecitinib là giải pháp phù hợp cho những bệnh nhân có tổn thương lan rộng toàn thân. Việc lựa chọn giữa hai thuốc cần dựa trên mức độ tổn thương, vị trí bệnh, và nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.
Các xét nghiệm cần thực hiện trước khi sử dụng Ritlecitinib
Trước khi bắt đầu điều trị bằng ritlecitinib, bác sĩ cần chỉ định một loạt các xét nghiệm để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Các xét nghiệm này bao gồm:
1. Công thức máu toàn bộ (CBC):
Đánh giá số lượng tế bào máu để phát hiện nguy cơ thiếu máu, giảm bạch cầu, hoặc các vấn đề miễn dịch cũng như nhiễm trùng khác.
2. Chức năng gan:
- AST, ALT, ALP: Kiểm tra men gan, phát hiện tổn thương gan tiềm ẩn.
- Bilirubin toàn phần và trực tiếp: Đánh giá khả năng chuyển hóa và bài tiết của gan.
- Albumin: Đánh giá chức năng tổng hợp protein của gan.
3. Bilan lipid máu:
Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride, LDL, HDL) để kiểm tra nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid, khả năng ảnh hưởng xấu đến chức năng gan và quá trình dùng thuốc.
4. Đánh giá đông máu:
- PT, aPTT: Đánh giá khả năng đông máu.
- D-dimer: Phát hiện nguy cơ huyết khối hoặc rối loạn đông máu.
5. Xét nghiệm nhiễm trùng tiềm ẩn:
- HBsAg, HBsAb: Đánh giá tình trạng nhiễm viêm gan B.
- Anti-HCV: Loại trừ viêm gan C.
- Test nhanh HIV: Đảm bảo bệnh nhân không nhiễm HIV.
- Quantiferon: Loại trừ lao tiềm ẩn trước khi bắt đầu liệu pháp ức chế miễn dịch.
6. Chức năng thận:
Creatinine huyết thanh: Kiểm tra khả năng lọc máu của thận.
Lưu ý:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần thảo luận về biện pháp tránh thai trước và trong quá trình điều trị, vì thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Các xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, đảm bảo rằng việc sử dụng ritlecitinib là an toàn và phù hợp với từng bệnh nhân.
Việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm và đánh giá trên không chỉ bảo vệ sức khỏe người bệnh mà còn tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giúp ritlecitinib trở thành một lựa chọn đáng tin cậy trong điều trị bạch biến.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về bạch biến nói riêng và các bệnh lý mất sắc tố nói chung, liên hệ ngay với Đơn vị nghiên cứu và điều trị bạch biến Medcare để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.
Kết luận:
Bệnh bạch biến là một bệnh lý mất sắc tố thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẫm mỹ lẫn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Cho đến hiện tại các phương pháp ghép da như ghép thượng bì tự thân, ghép tế bào sắc tố vẫn là phương pháp hiệu quả nhất mang lại màu da cho bệnh nhân bạch biến ổn định.
Ngoài Ruxolitiniib đã được công nhận điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bạch biến giai đoạn tiến triển, Ritlecitinib là thuốc uống hứa hẹn mang lại nhiều đột phá trong điều trị bệnh bạch biến hoàn toàn.