CẢNH BÁO TỪ CHUYÊN GIA: CẨN TRỌNG KHI NHUỘM TÓC CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN

Bệnh bạch biến không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của da mà còn có thể gây mất màu cho tóc, lông mi và lông mày. Việc mất màu này thường khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin và ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Do đó, nhiều bệnh nhân bạch biến có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhuộm để khôi phục lại màu sắc cho tóc và lông mày của mình. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu nhuộm tóc có an to

Tác động của bạch biến đến tóc:

Bạch biến gây mất màu lông mày
Bạch biến gây mất màu lông mày

Bạch biến có thể khiến tóc mất màu, trở nên bạc, hiện tượng này còn có thể xuất hiện ở cả lông mày và lông mi. Sự mất màu lông tóc này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn  gia tăng nỗi lo lắng cho bệnh nhân, khiến họ tìm kiếm cách để lấy lại màu sắc tự nhiên cho tóc của mình. Nhuộm tóc có thể giúp che đi khiếm khuyết và tạo cảm giác tự tin hơn cho người bệnh.

Tuy nhiên, việc nhuộm tóc không phải là một lựa chọn đơn giản và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nhuộm Tóc và Rủi Ro Kèm Theo:

Mặc dù việc nhuộm tóc có thể mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ, người bệnh bạch biến cần hiểu rõ rằng nhiều sản phẩm nhuộm tóc thường chứa các hóa chất. Hai trong số các hợp chất phổ biến nhất trong thuốc nhuộm là para-phenylenediamine (PPD) và phenol. Cả hai đều có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng và tổn thương cho tế bào, tế bào sản xuất sắc tố trong cơ thể.

Para-Phenylenediamine (PPD)

PPD là một hóa chất thường được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm tóc, đặc biệt là thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn. Mặc dù nó giúp tạo ra màu sắc bền và đẹp, nhưng PPD cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những người có da nhạy cảm hoặc đã có tiền sử dị ứng với hóa chất trước đó. Bệnh nhân bạch biến có thể có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các phản ứng dị ứng do tình trạng da nhạy cảm của họ. Khi da xuất hiện tình trạng tổn thương di phản ứng dị ứng, nó có thể sẽ bị xuất hiện đốm bạch biến mới trên vùng da đó thông qua hiện tượng có tên là Koebner.

Phenol

Phenol thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm hóa học, bao gồm cả thuốc nhuộm tóc. Mặc dù phenol có ích trong việc làm cho màu tóc bền hơn, nhưng nó có thể gây ra tổn thương tế bào sắc tố tóc. Việc sử dụng các sản phẩm chứa phenol có thể dẫn đến diễn tiến nghiêm trọng hơn cho bệnh nhân bạch biến.

Phản Ứng Dị Ứng và Tổn Thương Da:

Phản ứng dị ứng sau dùng thuốc nhuộm chứa PPD trên lông mày

Bệnh nhân bạch biến có thể gặp phải các phản ứng dị ứng từ việc nhuộm tóc, với các triệu chứng như ngứa, sưng đỏ và phát ban. Những triệu chứng này có thể hạn chế ở khu vực tiếp xúc nhưng cũng có thể lan rộng ra những nơi khác trên cơ thể, có thể làm mất sắc tố ở khu vực bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng bạch biến lan rộng hơn.

Những Điều Bệnh Nhân Bạch Biến Cần Lưu Ý Khi Nhuộm Tóc:

Giai đoạn bạch biến nào có thể nhuộm tóc

Trước khi quyết định nhuộm tóc, bệnh nhân bạch biến cần nắm rõ bạch biến mình đã ổn định, không có hiện tượng lan ra thêm của vết bạch biến ở tất cả các khu vực trên cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu. Khi bạch biến ổn định, hiện tượng Koebner ít xảy ra, giúp cho việc nhuộm tóc trở nên an toàn hơn.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu trước khi nhuộm

Bác sĩ Da liễu sẽ là người nắm rõ về tình trạng bạch biến của bệnh nhân và những rủi ro bệnh nhân có thể đối mặt khi nhuộm tóc. Hãy có một buổi trò chuyện, tư vấn với bác sĩ Da liễu về chủ đề này để có thể  bị cho bản thân rõ những thông tin trước, trong và sau khi nhuộm tóc.

Lưu ý cho thợ nhuộm tóc

Nếu quyết định nhuộm tóc, tốt hơn hết là để thợ nhuộm tóc chuyên nghiệp thực hiện, vì họ có kiến thức về cách giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất. Họ có thể sử dụng các phương pháp giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp thuốc nhuộm với da đầu, từ đó giảm thiểu nguy cơ phản ứng dị ứng.

Lựa chọn sản phẩm nhuộm phù hợp

Bệnh nhân nên cân nhắc việc tránh sử dụng thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn, vì chúng thường chứa nhiều hóa chất như PPD. Tránh việc tẩy màu tóc vì các thuốc tẩy có thành phần Phenol cao. Hiện trên thị trường thuốc nhuộm, có các sản phẩm “Non PPD” hay còn gọi là “Không chứa PPD”, hoặc bệnh nhân có thể xem bảng thành phần thuốc nhuộm liệu có chất Para-Phenylenediamine hay không.

Theo dõi các dấu hiệu bất thường sau nhuộm tóc

Nếu xuất hiện các triệu chứng, hiện tượng lạ như ngứa, rát, đỏ da đầu… hãy liên hệ sớm với bác sĩ Da liễu để có thể được tư vấn và điều trị kịp thời nếu cần thiết.

Nếu có các vấn đề về bạch biến, Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu MEDCARE qua số điện thoại 0931.888.115 hoặc 0845.115.115 để được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực bạch biến, mất sắc tố da.

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận