Bệnh chàm (Eczenma): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Bệnh chàm (Eczenma) là gì?

Bệnh chàm (Eczema) là một căn bệnh da liễu gây viêm nhiễm và sưng đỏ trên da, thường đi kèm với cảm giác ngứa và khó chịu. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các nguyên nhân gây ra bệnh chàm (Eczema) bao gồm yếu tố di truyền, rối loạn miễn dịch da, và tác động từ môi trường như hoá chất và dị ứng thực phẩm.

Triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm:

  • Ở vùng gấp khuỷa tay hoặc đầu gối xuất hiện phát ban
  • Vùng phát ban xuất hiện màu tối sẫm và vết sần dày lên 
  • Vết chàm có thể bị mụn nước, hoặc rỉ mủ
  • Ở trẻ em thường xuất hiện ở má và da đầu
  • Người mắc bệnh gãi sẽ bị nhiềm trùng hoặc lây lan

 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm (Eczenma)

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm

Nguyên nhân chính của Bệnh chàm (Eczenma) vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của căn bệnh chàm (Eczenma):

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bố mẹ hay ông bà bị mắc bệnh thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc bệnh.
  • Rối loạn miễn dịch: Bệnh chàm thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng. Tác nhân kích ứng gồm hoá chất, kim loại, mỹ phẩm,…
  • Môi trường: Thay đổi môi trường sống hay thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra các cơn bệnh chàm. 
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có thể phản ứng với dị ứng thức ăn như sữa, đậu nành, lúa mạch, hạt dẻ, trứng… Dị ứng thức ăn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

Triệu chứng của bệnh chàm có thể bao gồm ngứa, da đỏ và sưng, vảy và vảy nước, da khô, và nứt nẻ.

3. Các loại bệnh chàm (Eczenma) thường gặp

3.1. Viêm da dị ứng

Bệnh chàm viêm da dị ứng

Bệnh chàm viêm da dị ứng là tình trạng da bị tổn thương và trở nên đỏ hoặc ngứa ngáy do phản ứng mạnh của cơ thể với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, thức ăn hoặc môi trường.

3.2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất trong sản phẩm làm đẹp, kim loại trong trang sức, hoặc thực phẩm dị ứng.

3.3. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ địa

Bệnh tổ đỉa, còn được gọi là “pediculosis”, là một tình trạng nhiễm ký sinh trùng gọi là đỉa. Đỉa là loại côn trùng nhỏ, không có cánh, sống bám vào da của người để hút máu. Người bị tổ đỉa thường trải qua ngứa ngáy mạnh tại vùng bị nhiễm trùng. 

3.4. Viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh, còn gọi là “neurodermatitis” là một tình trạng da mà da trở nên khó chịu và ngứa ngáy mạnh do phản ứng của hệ thần kinh. Người bị viêm da thần kinh thường cảm nhận ngứa tại một khu vực cụ thể trên da, thường là do cảm xúc căng thẳng hoặc tâm trạng không tốt.

3.5. Chàm đồng xu/ đồng tiền

Chàm đồng xu/ đồng tiền

Chàm đồng xu, còn được gọi là “psoriasis”, là một bệnh da mãn tính khiến da trở nên viêm nhiễm, đỏ, và xuất hiện các vùng da bong tróc dày đặc. Ttạo ra một diện mạo giống như các đồng xu hoặc đồng tiền. Đây là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công sai lầm và gây viêm nhiễm da.

3.6. Chàm nhiễm trùng

Chàm nhiễm trung là một căn bệnh mãn tính gây viên, đỏ, ngứa do vi khuẩn hoặc vi rút tấn công vào làn da. Tuỳ vào tình trạng bệnh năng hay nhẹ thì dẫn đến đau đớn hoặc chảy mủ. Để điều trị được căn bênh này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp, tránh điều trị sai để bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

3.7. Chàm bàn tay 

Chàm bàn tay thường xuất hiện ở khu vực xung quanh bàn tay, giống như các bệnh chàm khác cũng có biểu hiện viêm nhiễm, đỏ và ngứa ngáy. Tình trạng lâu ngày việc sử dụng bàn tay để lấy đồ, cầm nắm trở nên không thoải mái, gây cảm giác tự ti khi phải giao tiếp với những người khác. 

3.8. Viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã còn gọi là “seborrheic dermatitis”, nguyên nhân do da tăng việc sản xuất dầu, tác động của vi khuẩn hoặc nấm và yếu tố di truyền. đỏ và ngứa, có thể kèm theo vảy trắng đây là những biểu hiện chủ yếu viêm da tiết bã. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da có nhiều dầu như: da đầu, da mặt,… 

3.9. Viêm da ứ nước 

Đây là bệnh chàm (Eczenma) xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân,… Biểu hiện là các khu vực này xuất hiện các mụn nhỏ, bên trong có dịch ứ động. Các cục mụn nhỏ này chứa dịch trong suốt giai đoạn viêm gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh.

 

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả.

4.1 Điều trị tại nhà

Thư giãn và tập thuyền 

  • Sử dụng kem/thuốc mỡ/sáp dưỡng ẩm.
  • Kem hydrocortisone và thuốc kháng histamin giúp làm giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. 
  • Đắp gạc ướt.
  • Thư giãn và tập thiền.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn kem và thuốc mỡ chứa corticosteroid để giảm viêm. Cách khác bao gồm điều trị hóa chất để giảm ngứa và qua trị liệu (sử dụng tia cực tím). Trong trường hợp bệnh kéo dài và kháng thuốc, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc sinh học như Azathioprine, Methotrexate, Mycophenolate mofetil, thuốc ức chế phosphodiesterase (Eucrisa), Ruxolitinib, Upadacitinib hoặc Cyclosporin có thể được sử dụng. 

Một số mẹo có thể giúp bạn ngăn ngừa bùng phát hoặc khiến bệnh chàm không trở nên tồi tệ hơn:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột.
  • Kiểm soát căng thẳng và thực hành thể dục đều đặn.
  • Tránh mặc trang phục dễ xước.
  • Tránh sử dụng xà phòng hoặc dung môi mạnh.
  • Theo dõi và tránh thực phẩm có thể gây dị ứng.

Nếu khách hàng có nhu cầu và mong muốn được tư vấn về phương pháp điều trị bệnh chàm (Eczenma). MEDCARE tự tin với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, sẵn sàng giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu MEDCARE qua số điện thoại 0931.888.115 hoặc 0845.115.115 để được tư vấn hoặc đặt lịch khám nhé!

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận