Bệnh APHTES

I. Đại cương

Bệnh Aphtes là một bệnh mụn nước đưa đến loét, gặp chủ yếu ở niêm mạc ( nhất là miệng), rất hay tái phát. Cơ chế sinh bệnh chưa rõ. Có một số yếu tố nguy cơ được xem là nguyên nhân gây nên bệnh : thiếu vitamin C, PP, B6, do vi khuẩn hoặc virus, do dị ứng thức ăn , rối loạn nội tiết, miễn dịch… Bệnh dễ xuất hiện khi có một chấn thương ở niêm mạc ( như bị răng cắn vào lưỡi, bị cấn do mang răng giả).

II. Đặc điểm lâm sàng

2.1. Đặc điểm lâm sàng

Thương tổn là các vết loét hình tròn hoặc hình ovan, kích thước to nhỏ khác nhau, số lượng ít hoặc nhiều, xung quanh có quầng đỏ, đáy vết loét có màu vàng hoặc màu xám. Có thể gặp loét áp ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, nhưng hay gặp nhất là nơi có sang chấn lặp đi lặp lại, ví dụ như niêm mạc môi dưới nơi răng nanh hay cắn vào, đầu lưỡi, phanh lưỡi. Các vết loét gây đau, khó chịu, ăn uống khó. Loét tái diễn lâu làm người bệnh sụt cân, lo lắng, giảm chất lượng cuộc sống.

III. Cơ chế bệnh sinh, các yếu tố liên quan

Tuy là một bệnh loét miệng phổ biến nhưng căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của loét áp tơ vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố sau đây có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh của bệnh.

1. Yếu tố di truyền

2. Chấn thương cơ học : các sang chấn của niêm mạc miệng do các yếu tố cơ học như tiêm tê, răng sắc nhọn, bàn chải đánh răng thô ráp hoặc các can thiệp nha khoa có thể gây khởi phát loét áp tơ.

3. Thuốc lá

4. Các loại thuốc : có một số thuốc liên quan tới sự phát triển của loét áp tơ như thuốc ức chế men chuyển captopril, muối vàng, nicorandil, phenindion, phenobarbital và dung dịch hypochloride. Các thuốc chống viêm không steroid như axit propionic, diclofenac, và piroxicam có thể gây ra các vết loét miệng giống loét áp tơ.

5. Thiếu máu

6. Thay đổi nội tiết

7. Căng thẳng (stress)

8. Loét áp tơ và liên cầu

9. Loét áp tơ và Helicobacter pylori

10. Virus

V.Điều trị

Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của loét áp tơ chưa rõ ràng cho nên mục đích điều trị là giảm triệu chứng và ngăn ngừa các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng bệnh.

Giảm các yếu tố nguy cơ từ thức ăn, kem đánh răng, căng thẳng tâm lý, bổ sung các loại vitamin…

Liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn khám chữa bệnh:

Medcare Skin Centre

95/36 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP.HCM
Điện thoại: (028) 39 700 555
Email: info@medcare.com.vn

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận