Bạch biến là một bệnh lý da khiến người mắc bệnh mất đi màu sắc da vốn có, để lại các mảng da trắng một cách kì lạ. Các mảng da bệnh bạch biến có thể trắng, hống, đỏ hoặc hơi nâu, có thể chỉ giới hạn nhỏ hoặc lan ra nhiều vùng trên cơ thể. Bệnh bạch biến không lây, không một ai mắc bệnh bạch biến do tiếp xúc với bệnh nhân bệnh bạch biến khác.
Bệnh bạch biến ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh, dẫn đến hệ quả lo âu, trầm cảm và nhiều vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. May mắn thay, hiện đã có nhiều cách để chống lại những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực này bởi bệnh bạch biến.
Nội dung bài viết
ToggleTác động của bệnh bạch biến lên tâm lý người mắc
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa bệnh bạch biến và các vấn đề tâm lý, bệnh nhân phải đối mặt với sự mất tự tin, giảm lòng tự trọng của bản thân. Mức độ tổn thương tâm lý gặp ở nữ nhiều hơn nam, và ở người có bệnh bạch biến vùng nhìn thấy nhiều hơn người bệnh bạch biến ở vùng da che phủ. Người có da tối màu sẽ khiến tổn thương bệnh bạch biến nổi bật hơn, và cũng khiến tổn thương tâm lý nhiều hơn.
Đối phó với những tổn thương tâm lý này là một thử thách khó vượt qua. Bệnh nhân có thể tham gia các khóa trị liệu tâm lý, các cộng đồng bệnh nhân bạch biến để đương đầu với bệnh bệnh bạch biến và tổn thương tâm lý.
Bệnh bạch biến tác động tiêu cực như thế nào?
Bệnh nhân bệnh bạch biến trải qua nhiều rối loạn tâm lý tiêu cực bởi nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do tính chất không thể dự đoán trước tiến triển của bệnh. Bệnh nhân bệnh bạch biến luôn thường trực nổi lo vết bạch biến của mình có thể lan ra nhiều hơn do bệnh có thể tiến triển bất cứ lúc nào. Những mảng da bạch biến có thể không lan trong nhiều năm hoặc có thể đột nhiên lan rộng nhiều vùng trong cơ thể.
Thêm vào đó, bệnh nhân bệnh bạch biến thường cố gắng che phủ vùng da bệnh bởi quần áo hoặc trang điểm để tránh sự dòm ngó xung quanh. Điều này là có thể khiến bệnh nhân stress và mất tự tin. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bệnh bạch biến luôn có cảm giác không hài lòng về vẻ ngoài của mình, ngay cả khi các vết bạch biến đã được che chắn hoàn toàn.
Bất lực cũng là một cảm giác thường thấy ở bệnh nhân bạch biến, việc cảm thấy không thể kiểm soát và ngăn chặn mất màu da là một cảm giác rất tiêu cực. Bệnh bạch biến hiện nay không thể chữa lành, và các phương pháp hiện tại cũng không giúp phòng ngừa bệnh bạch biến tiến triển.
Tác động tâm lý bệnh bạch biến ở trẻ em và người lớn
Cả người lớn và trẻ em đều phải đối diện cảm xúc tiêu cực khi mắc bệnh bạch biến. Đặc biêt, những trẻ vị thành niên từ 15 đến 17 tuổi đã bắt đầu nhận thức mạnh mẽ cảm xúc tiêu cực do bạch biến mang lại.
Trẻ em có thể phải đối mặt với nhiều thách thức, làm các mối quan hệ với bạn bè trở nên xấu hơn, giảm khả năng hòa nhập, giao tiếp và các vấn đề xã hội kéo dài đến khi trưởng thành. Một trong những yếu tố góp phần lớn nhất là những lầm tưởng về bệnh bạch biến từ những người xung quanh.
Rối loạn xúc cảm, thiếu tự tin, trầm cảm và bệnh bạch biến
Bệnh nhân mắc bệnh bạch biến có thể mắc phải nhiều rối loạn tâm lý như thiếu tự tín, trầm cảm, rối loạn lo âu. Trầm cảm ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, thậm chí cả người thân trong gia đình bệnh nhân.
Việc nhận ra các dấu hiệu tâm lý là bước đầu tiên giúp chẩn đoán và điều trị trầm cảm cho bệnh nhân bạch biến:
- Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
- Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
- Mệt mỏi hoặc mất sức.
- Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
- Giảm khả năng tập trung, do dự.
- Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Điều trị trầm cảm và lo âu cho bệnh nhân bạch biến
Bệnh nhân cần nhận thức những rối loạn tâm lý của mình, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các hội nhóm bệnh bạch biến, bác sĩ điều trị bệnh bạch biến cho mình và đôi khi phải nhờ sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý. Song sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng là vô cùng cần thiết, mọi người đều cần có kiến thức đúng về bệnh bạch biến và cộng đồng bệnh nhân bạch biến
Vai trò của gia đình với bạch biến trẻ em
Trước hết, cha mẹ cần đối mặt với bệnh bạch biến của con mình, tránh lan truyền những cảm xúc tiêu cực đến trẻ mắc bệnh. Cha mẹ nên giải thích một cách thật tế nhị về tình trạng bệnh bạch biến của trẻ. Khuyến khích trẻ không nên mặc cảm, thiếu tự tin. Cha mẹ nên lắng nghe những cảm xúc của trẻ.
Khi trẻ bệnh bạch biến tiếp xúc môi trường mới, với những người mới, cha mẹ nên chủ động chia sẽ kiến thức bệnh bạch biến những người xung quanh con mình. Việc này có thể giúp tránh sự kỳ thị của xã hội và cho phép trẻ hòa nhập môi trường dễ dàng hơn. Hãy lắng nghe trẻ em và cùng chúng đương đầu với những định kiến xã hội về bệnh bạch biến.
Tìm giá trị của bản thân, tự tin, lạc quan sống chung với bệnh bạch biến
Có nhiều cách mà người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em mắc bệnh bạch biến có thể giúp cải thiện lòng tự trọng của họ. Hội bạch biến tập hợp những người mắc bệnh bạch biến và những người thân yêu của họ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, động viên và hỗ trợ cho bệnh nhân bạch biến. Hãy nhận ra rằng giá trị bản thân không do làn da của bạn quyết định. Cố gắng tìm ai đó hoặc điều gì đó mang lại niềm vui cho bạn.
Kết luận
Bệnh bạch biến ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh, dẫn đến hệ quả lo âu, trầm cảm và nhiều vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. Bệnh nhân bạch biến cần nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực này, tìm sự hỗ trợ thông qua các hội nhóm bạch biến, qua bác sĩ điều trị và các chuyên gia tâm lý. Luôn giữ niềm tin, lạc quan sống chung với bệnh và hãy nhớ rằng “Làn da của bạn không quyết định giá trị bản thân của chính bạn, hãy vững tin”.