Giãn tĩnh mạch

NHẬN BIẾT GIÃN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN

Bạn đã bao giờ nhìn vào chân hoặc mặt của mình và nhận thấy những đường gân nhỏ màu xanh lam, đỏ hoặc tía ngay dưới da chưa? Thường chúng có dạng xoắn hoặc thậm chí giống như nhánh cây và đôi khi chúng hơi gồ lên khiến da không đều màu. Đó là giãn tĩnh mạch mạng nhện. Tình trạng này xảy ra khi các tĩnh mạch của bạn bị tổn thương và các van bên trong tĩnh mạch không hoạt động bình thường hoặc ngừng hoạt động hay các tĩnh mạch bị vỡ. Kết quả là tĩnh mạch tụ lại hoặc phồng lên có thể nhìn thấy được. Nói chung, tĩnh mạch mạng nhện không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ gây mất tự tin, đặc biệt khi chúng xuất hiện ở mặt, do đó nhiều người muốn cải thiện và điều trị.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÃN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN

Có nhiều nguyên nhân gây giãn mao mạch ở mặt, cụ thể là:

  • Di truyền: nếu có thành viên trong gia đình bị giãn mao mạch (như cha, mẹ) thì bạn dễ bị giãn mao mạch;
  • Một số bệnh hệ thống: các bệnh về gan (liên quan tới thói quen uống rượu bia hoặc nhiễm virus), mắc hội chứng Cushing, bệnh xơ cứng bì hệ thống, bệnh viêm bì cơ, lupus ban đỏ thể đĩa, mụn trứng cá đỏ,… đều có thể gây giãn mao mạch da mặt.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể tác động tới lớp collagen và elastin dưới da, khiến các mô liên kết này trở nên lỏng lẻo, giảm đàn hồi da, gây giãn mao mạch. Ngoài ra, nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời còn có thể khiến các mạch máu trên da nở rộng và dẫn tới tình trạnggiãn tĩnh mạch ở mặt càng nghiêm trọng hơn;
  • Lạm dụng mỹ phẩm hoặc thuốc chứa corticoid: các thuốc gây giãn mao mạch (tiêu biểu là thuốc chẹn canxi), sử dụng corticoid trong thời gian dài, tiêm triamcinolone trị sẹo lồi,… hoặc sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid,… đều có thể làm teo da, mỏng da và gây giãn mao mạch da mặt.
  • Rối loạn nội tiết tố: khi bước vào các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh, tự thay đổi lượng lớn hormone trong cơ thể phụ nữ có thể khiến mạch máu bị thay đổi, dẫn tới tình trạng giãn mao mạch.
  • Nguyên nhân khác: lão hóa (khiến làn da mỏng hơn và giảm độ đàn hồi, làm lộ rõ các mạch máu dưới da và gây ra tình trạng giãn mạch); sử dụng các chất kích thích (đặc biệt là rượu bia, thúc đẩy máu lưu thông trong hệ thống mao mạch, dẫn tới hiện tượng giãn mao mạch tạm thời – đỏ mặt khi uống rượu bia); khối u trên da (quá sản tuyến bã, ung thư tế bào đáy, u lympho T ở da,…); sẹo; xạ trị,…

NGĂN NGỪA GIÃN TĨNH MẠCH MẠNG NHỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Hiện tượng giãn mao mạch mạng nhện không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh trở nên mất tự tin. Tuy nhiên, may mắn là giãn tĩnh mạch ở mặt không gây nguy hiểm hoặc những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa giãn mao mạch ở mặt gồm:

  • Không sử dụng các sản phẩm có corticosteroid: Các sản phẩm như kem trộn, kem tẩy trắng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể có chứa thành phần corticosteroid, dễ làm mỏng da, giãn mao mạch;
  • Chống nắng kỹ: Mỗi người nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để có thể bảo vệ tốt làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Đồng thời, bạn nên chú ý hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8h sáng đến 4h chiều (đây là thời điểm các tia UV hoạt động mạnh);
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da;
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia,…

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của giãn tĩnh mạch mạng nhện, có thể lựa chọn phương pháp điều trị không xâm lấn để loại bỏ ra khỏi cơ thể các giãn tĩnh mạch mạng nhện này.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tĩnh mạch mạng nhện công nghệ cao dựa trên ứng dụng laser và ánh sáng để phá hủy các mạch máu bị tổn thương, sau đó cơ thể bạn tự đào thải ra ngoài một cách tự nhiên, khôi phục lại làn da vốn có của bạn. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao, không gây đau đớn cho người được điều trị.

Đối với điều trị tĩnh mạch mạng nhện đặc biệt ở chân, ngoài điều trị bằng laser, liệu pháp xơ hóa là một lựa chọn. Với liệu pháp xơ hóa, tĩnh mạch mạng nhện được tiêm một loại thuốc gây kích ứng, cuối cùng khiến chúng xẹp xuống và cho phép cơ thể bạn tự đào thải chất thải ra ngoài một cách tự nhiên. Phương pháp điều trị bằng liệu pháp xơ hóa để điều trị tĩnh mạch mạng nhện có tác dụng rất tốt đối với các tĩnh mạch mạng nhện ở chân.

Giãn tĩnh mạch có kích thước lớn hơn và có thể cần một biện pháp can thiệp khác.

Nếu tự ti trước tình trạng giãn tĩnh mạch mạng nhện ở mặt thì bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị phù hợp như trên. Tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt, tư vấn và điều trị với phương pháp phù hợp nhất.