Viêm Nang Lông và Những Điều Cần Biết

Viêm nang lông là một vấn đề da phổ biến, nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm. Khi nang lông bị tổn thương, chúng dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện một số nốt mụn li ti hoặc viêm da mụn mủ xuất hiện quanh khu vực tổn thương. Sau đó, những sợi lông mọc bên dưới các nốt mụn viêm. Tình trạng loét đóng vảy có thể xảy ra nếu vết nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến khó lành. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng gây mất thẩm mỹ, làm bệnh nhân tự ti rất nhiều.

Các nang lông có thể tích tụ vi khuẩn và các chất bẩn khác từ môi trường, dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm. Các nốt sẩn, mụn mủ và kích ứng da là những dấu hiệu của viêm nang lông. Viêm, tiếp theo là da đỏ, thô ráp, ngứa ngáy xung quanh vùng nang lông do lông mọc ngược vào trong thay vì mọc ra ngoài. Các mảng đỏ dày và nhỏ phát triển xung quanh vùng da bị viêm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nhiễm trùng có thể lan ra toàn bộ các nang lông khi các nốt đỏ phát triển và bắt đầu ngứa, đây là điển hình của bệnh viêm nang lông. Viêm nang lông sẽ phát triển thành những mụn mủ màu trắng khi chạm vào gây đau nhức. Đa phần các bộ phận trên cơ thể đều có thể mắc bệnh viêm nang lông, ngoại trừ môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc.

Các tác nhân gây ra viêm nang lông

Tác nhân bên trong cơ thể

1. Rối loạn tuyến dầu

Khi tuyến dầu trong cơ thể hoạt động quá mức dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, bít nang lông, cản trở sự phát triển của chúng. Cộng hưởng việc tốc độ thay tế bào mới nhanh, lớp da chết không được tẩy thường xuyên. Lượng dầu thừa tích tụ trong nang lông càng không thể thoát ra ngoài dẫn đến kích ứng.

2. Mất cân bằng nồng độ axit

Làm nhanh quá trình mất nước của da, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và dẫn đến kích ứng ở các nang lông

3. Một số bệnh lý khác

Một số căn bệnh như tiểu đường, nội tiết, rối loạn thần kinh, giảm sức đề kháng của gây ra tình trạng viêm nang lông trên da chúng ta.

Tác nhân môi trường bên ngoài

Vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh trùng demodex là nguyên nhân gây viêm nang lông.

Thực tế có rất nhiều dạng viêm nang lông khác nhau mà mỗi loại tình trạng da đều phải chịu đựng. Mỗi loại viêm nang lông cũng đóng một vai trò nào đó – phản ánh lên cách chăm sóc da của bạn.

1. Viêm nang lông do tụ cầu khuẩn

Một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây ra bệnh viêm nang lông là do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus ở nang lông. Trên da nổi những mụn nhỏ li ti chứa mủ, có màu đỏ hoặc trắng. Trong hầu hết các trường hợp, vùng bị nhiễm khuẩn (viêm) sau một vài ngày sẽ tự khỏi và có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp viêm nang lông mãn tính cần có sự can thiệp của bác sĩ điều trị.

2. Viêm nang lông do tắm bể nước nóng

Một loại vi khuẩn có tên Pseudomonas aeruginosa phát triển mạnh trong nước nóng chảy (bồn nước nóng và xoáy nước). Nó có thể lây nhiễm sang nang lông và dẫn đến phát ban giống như phát ban của các loài tụ cầu khuẩn và đôi khi có thể gây ngứa, khó chịu. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau một đến hai ngày khi tiếp với nguồn nước, đa phần người nhiễm sẽ tự khỏi. Rất ít người cần yêu cầu chăm sóc y tế.

3. Viêm nang lông do Malassezia

Các loại nấm men thuộc họ Malassezia thường được tìm thấy trên da, Malassezia đôi khi có thể gây ra tình trạng bùng phát mụn trứng cá khi nó xâm nhập vào các nang lông trên da, gây ra tình trạng ngứa, đau nhức dai dẳng. Những bộ phận trên cơ thể như ngực và lưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các loại nấm men thuộc dòng họ này. Ở các nước nhiệt đới hoặc khí hậu nóng ẩm, đẩy nhanh quá trình tăng lượng tiết mồ hôi trong cơ thể khiến cho viêm da ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thường xuyên làm sạch các vùng da bị ảnh hưởng mỗi ngày bằng sản phẩm làm sạch chuyên biệt để giảm thiểu viêm nhiễm trên da.

4. Viêm nang lông do lông mọc ngược

Khu vực râu là nơi điển hình của loại viêm nang lông này. Những sợi râu được cắt tỉa trong quá trình cạo râu có thể gây kích ứng cho da, gây ra hiện tượng râu mọc ngược vào trong. Những người có mái tóc xoăn và đàn ông da đen có nhiều khả năng mắc bệnh viêm nang lông này. Việc ngưng sử dụng dao cạo râu hoặc tông đơ sẽ giúp giảm hiệu xuất hiện tình trạng lông mọc ngược. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu vấn đề vẫn tiếp diễn vì nó có thể gây ra sẹo.

5. Viêm nang lông ở cằm

Đây là tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng và có khả năng để lại sẹo rất lớn do nhiễm trùng, mụn mủ lớn màu đỏ là kết quả của việc toàn bộ nang lông bị ảnh hưởng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để thảo luận về các lựa chọn điều trị và tránh cạo râu.

6. Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm

Viêm nang lông này xuất hiện sau khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mụn trứng cá trong một thời gian dài. Vi khuẩn kháng thuốc phát triển và sinh sôi theo thời gian, dẫn đến tình trạng mụn của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ da liễu hoặc các chuyên gia y tế khác phải điều trị vấn đề này.

7. Viêm nang lông do nhọt

Nhọt hay còn gọi là mụn nhọt phát triển khi nang lông bị nhiễm trùng nặng. Mụn nhọt thường có mùi khó chịu, nhạy cảm và đỏ. Sau một vài ngày, nó sẽ nhô lên và thậm chí có thể để lại sẹo. Để giảm thiểu tổn thương, thỉnh thoảng có thể dùng thuốc uống hoặc thủ thuật điều trị.

Khi nhiều nhọt xuất hiện ở một khu vực, các nốt sần thường to hơn cùng với nang lông bị nhiễm khuẩn.

8. Eosinophilic

Loại viêm nang lông này, thường thấy ở bệnh nhân HIV, được đặc trưng bởi những vết sẹo viêm và vết loét đầy mủ tái phát, chủ yếu ở mặt nhưng đôi khi ở lưng hoặc trên cánh tay. Các tổn thương có thể ngứa khủng khiếp, thường xuyên bị nhiễm trùng và thường lành lại bằng cách làm da sẫm màu hơn bình thường (tăng sắc tố). Mặc dù căn nguyên thực sự của Eosinophilic chưa được biết rõ, nhưng nó có thể do cùng một loại nấm gây ra bệnh viêm nang lông, chẳng hạn như nấm men.

Đường lây truyền bệnh

Mặc dù viêm nang lông ít khả năng lây lan, nhưng các tác nhân bên trên chúng tôi nêu ra như tụ cầu khuẩn,  Malassezia có thể truyền nhiễm khi sử dụng chung vật dụng hàng ngày như khăn tắm, quần áo, dao cạo râu, tiếp xúc trực tiếp.

  • Mặc quần áo không thông thoáng
  • Lượng lớn mồ hôi tiết ra
  • Cạo râu
  • Wax lông
  • Nhổ lông
  • Dùng thuốc bôi Corticoid thời gian dài
  • Mỹ phẩm gây kích ứng
  • Cào gãi

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Cơ bản, tất cả chúng ta đều sẽ mắc bệnh viêm nang lông ít nhất một lần trong đời, nhưng dưới đây sẽ những đối tượng phổ biến nhất của căn bệnh này.

  • Nếu bạn cạo râu thường xuyên
  • Nếu nồng độ thuốc kháng sinh trong cơ thể bạn lớn
  • Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì
  • Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường
  • Nếu bạn thực hiện các hoạt động khiến bạn đổ nhiều mồ hôi và không thể hoàn toàn sạch sẽ sau đó
  • Nếu bạn dành thời gian trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô không được vệ sinh đúng cách
  • Nếu bạn mắc bệnh HIV

Cách phòng ngừa viêm nang lông

Thay đổi lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh viêm nang lông. Vi khuẩn và nấm men thường xâm nhập vào nang lông của bạn trong quá trình nhiễm trùng viêm nang lông. Bạn có thể giảm số lượng vi khuẩn và nấm men lây nhiễm trong nang lông bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện ngoại hình.

  • Vệ sinh cá nhân kỹ càng
  • Kiểm tra mức độ khử trùng bằng hóa chất của bồn tắm nước nóng và bể bơi nước nóng trước khi sử dụng. Ở nhiệt độ cao, các hóa chất phân hủy một phần làm cho hồ bơi và hồ tắm nước nóng giảm khả năng khử trùng hiệu quả.
  • Mặc quần áo thoáng khí giúp ngăn mồ hôi bám vào da và quần áo của bạn
  • Điều trị sớm khi xuất hiệu dấu hiệu
  • Uống nước nhiều
  • Tăng cường ăn trái cây, rau củ quả để cùng cấp dưỡng chất cho làn da khỏe khoắn
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân

Cạo râu đúng cách – ngăn chặn viêm nang lông

  • Bước 1: Làm ướt da và tóc để làm mềm da trước khi cạo. Sau khi tắm là thời điểm tuyệt vời để cạo râu vì da của bạn sẽ ấm, ẩm ướt, không có lượng dầu thừa trên da và các tế bào da chết. Những thứ này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cạo râu của bạn.
  • Bước 2: Thoa kem hoặc gel cạo râu. Nếu bạn có làn da rất khô hoặc nhạy cảm, hãy tìm loại kem cạo râu có ghi “da nhạy cảm” trên nhãn.
  • Bước 3: Cạo theo hướng lông mọc. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp tránh gây lông mọc ngược và xước da do dao cạo
  • Bước 4: Rửa sạch sau mỗi lần vuốt dao cạo. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn thay lưỡi dao hoặc vứt dao cạo dùng một lần sau 5 đến 7 lần cạo râu để giảm thiểu kích ứng.
  • Bước 5: Giữ dao cạo của bạn ở nơi khô ráo. Đảm bảo dao cạo của bạn khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng để ngăn vi khuẩn hình thành trên dao. Không bao giờ để dao cạo của bạn trên bồn rửa ướt hoặc dưới vòi hoa sen.

Lưu ý: Những người đàn ông bị mụn trứng cá nên chăm sóc đặc biệt trong khi cạo râu. Cạo râu có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Các biện pháp điều trị viêm nang lông

Loại viêm nang lông bạn mắc phải và mức độ nghiêm trọng của nó sẽ quyết định các phương pháp điều trị phù hợp. Một số không cần phải điều trị, trong khi số khác có thể yêu cầu các hình thức chăm sóc đặc biệt hơn. Có thể điều trị tại nhà, nếu tình trạng viêm nang lông của bạn không quá nghiêm trọng. Dưới đây sẽ là một số phương pháp đơn giản chăm sóc viêm nang lông:

  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt kháng khuẩn để làm sạch da. Điều này sẽ hạn chế số lượng vi khuẩn trên da của bạn
  • Hạn chế các cơn đau bằng cách chườm khăn ấm lên vùng da bị viêm
  • Sử dụng các loại kem phục hồi, chống ngứa
Xem thêm về viêm da cơ địa tại đây
 

Thuốc

  • Đối với tình trạng viêm nang lông nhẹ, kem hoặc thuốc được kê đơn để điều trị nếu cần thiết. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn gel bôi ngoài da hoặc kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường không phải là sự lựa chọn hoàn hảo để chữa bệnh viêm nang lông. Nhưng trong một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, bác sĩ vẫn sẽ kê toa.
  • Các loại dược phẩm đặc trị nhiễm nấm như kem bôi, dầu gội
  • Thuốc ngăn chặn nấm men – thuốc kháng sinh không phù hợp cho việc điều trị này

 

Các phương thức điều trị khác

  • Tiểu phẫu: Để giảm bớt khó chịu, đẩy nhanh quá trình lành và giảm sẹo, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ từ những nốt mụn nhọt. Trong trường hợp mủ vẫn tiếp tục chảy ra thì có thể băng lại bằng gạc vô trùng.
  • Triệt lông bằng laser: Triệt lông bằng laser có thể sẽ giúp loại bỏ nang lông vĩnh viễn, giảm mật độ lông ở vùng điều trị.

Lời kết:

Chúng tôi mong rằng những thông tin bên trên cung cấp đã giải đáp được những thắc mắc thường gặp của bạn. 

VÌ SAO CHỌN MEDCARE

MEDCARE là Đơn vị điều trị Kỹ Thuật Cao các Bệnh lý về Da & Thẩm Mỹ Da, ứng dụng công nghệ hiện đại với trang thiết bị tối tân được FDA Hoa Kỳ chứng nhận về Sự An Toàn và Tính Hiệu Quả. Đồng thời, được Sở Y Tế Tp HCM thẩm định và cấp phép đạt tiêu chuẩn hoạt động. Hãy liên hệ ngay Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu Medcare qua Hotline: 0931 888 115 hoặc bấm tại đây để được tư vấn cụ thể hơn nhé.


Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận