
Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, thường gặp hơn ở thanh thiếu niên và giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, đôi khi người lớn, đặc biệt là phụ nữ vẫn có thể bị mụn. Điều trị mụn không đơn giản, bạn cần có sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu.

Nguyên nhân
Do sự phối hợp của các yếu tố: tăng tiết từ các tuyến bã nhờn, hoạt động của vi trùng Propionibacterium acnes gián tiếp tác động lên tiến trình viêm, hiện tượng tạo chất sừng quanh lòng phễu nang lông (cồi) và hiện tượng viêm.
Lâm sàng
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, một vài triệu chứng cơ bản bao gồm:
- Mụn đầu trắng: nằm trong lỗ chân lông kín (do tắc nghẽn lỗ chân lông)
- Mụn đầu đen: nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa
- Mụn đỏ, viêm: nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ
- Mụn mủ: mụn đỏ có mủ ở đầu mụn
- Mụn bọc: mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau
- Mụn nang: mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vị trí

Thường gặp ở những vùng có nhiều tuyến bã như : mặt, vùng dưới hàm, cũng có thể ở cổ, lưng, ngực, vai, cánh tay và mông…
Một số yếu tố nguy cơ thường gặp
- Thay đổi hormone: androgen tăng cao ở độ tuổi dậy thì sẽ làm chất nhờn tiết ra quá nhiều. Androgen cũng tăng trong quá trình mang thai. Trong một số thuốc tránh thai cũng chứa chất giống androgen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai.
- Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá: bạn có nguy cơ cao bị mụn trứng cá nếu bạn đang dùng thuốc chứa corticosteroid, androgen hoặc lithium.
- Tiền sử gia đình: di truyền đóng một vai trò quan trọng. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn.
- Căng thẳng: điều này không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đang bị mụn, căng thẳng có thể khiến mụn nặng hơn.
- Mụn bọc: mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau
- Mụn nang: mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau
Diễn tiến
Mạn tính, có thể khỏi tự nhiên sau vài năm. Có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Nếu không điều trị có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Vì vậy để tránh sẹo, việc điều trị mụn là cần thiết.
Điều trị
Nguyên tắc
- Giảm tiết chất bã
- Giải quyết dày sừng
- Chống viêm
- Diệt vi khuẩn P. acnes
- Không ăn nhiều đường, café, đồ cay
- Không thức khuya
Điều trị
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả và tránh tình trạng “ lờn” thuốc. Một số trường hợp cần phải được điều trị phối hợp giữa việc bôi và uống thuốc. Mụn viêm sâu như mụn bọc và mụn nang thường để lại sẹo. Do đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh ngay từ đầu để tránh mụn sưng to nhiều hơn, đồng thời kết hợp nhiều liệu pháp khác. Có nhiều phương pháp để xóa sẹo như liệu pháp laser, lăn kim cho sẹo lõm hoặc bôi thuốc cho sẹo lồi nhỏ và tiểu phẫu cho sẹo lồi lớn. Bạn hãy hỏi bác sĩ để có thêm thông tin và phương pháp trị sẹo thích hợp nhất.
Đa số phương pháp trị mụn trứng cá đều cần thời gian từ 6 đến 8 tuần mới thấy hiệu quả. Một số phương pháp sẽ làm bạn bị mụn nặng hơn trước khi khỏi hẳn. Vì vậy bạn cần kiên nhẫn theo suốt liệu trình điều trị để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Mụn trứng cá của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết những cách cơ bản chăm sóc da và bản thân dưới đây:
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 1.5 lít/ngày) sẽ giúp chất nhờn dưới da dễ bài tiết hơn và cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bạn.
- Rửa mặt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày với sữa rửa mặt đặc trị.
- Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ để các hormone không bị rối loạn.
- Giữ tay sạch để tránh lây vi khuẩn và chất bẩn từ tay vào mụn, khiến mụn càng tệ hơn.
- Dùng thuốc hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh những chất gây kích ứng mụn như mỹ phẩm không hợp với da và kem che khuyết điểm. Bạn nên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng và dầu gội đầu không chứa dầu (oil free) và trên nhãn có ghi không gây mụn.
- Nếu bạn bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất là không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Bạn nên dùng kem chống nắng không chứa dầu. Bạn có thể hỏi dược sĩ ở tiệm thuốc hoặc bác sĩ trị mụn cho bạn để mua loại kem chống nắng phù hợp.
- Đừng tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ vì rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm. Bác sĩ sẽ lấy mụn cho bạn khi cần.
- Gặp bác sĩ nếu mụn trở nên nặng hơn hoặc để lại sẹo dù đã được điều trị.
→ Bạn có thể đăng ký online để được Bác sĩ tư vấn cụ thể hơn ←
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU MEDCARE
95/36 Bắc Hải, P.15, Q.10, TP.HCM
Hotline: 0845 115 115
Website: medcare.com.vn
Fanpage: facebook.com/medcarevietnam
Chưa có bình luận!