Bớt Becker là một trong những loại bớt sắc tố tương đối phổ biến. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, đã có nhiều phương pháp điều trị bớt Becker. Hãy cùng Medcare tìm hiểu thêm về loại bớt này nhé.
Nội dung bài viết
ToggleBớt Becker là gì?
Bớt Becker (Becker’s nevus hay Becker melanosis) là một loại u quái (teratoma) ở lớp thượng bì da (lớp trên cùng trên da chúng ta). Bớt có biểu hiện là vùng da sậm màu hơn bình thường (tăng sắc tố), và thường kèm biểu hiện rậm lông trên vùng này.
Bớt được mô tả lần đầu bởi Becker năm 1949.
Dịch tễ
Bớt Becker có thể xuất hiện ở mọi chủng tộc, mọi màu da. Mặc dù bớt thường là mắc phải, nhưng ở một số trường hợp bớt Becker là bẩm sinh.
Các sang thương da thường xuất hiện nhất trong thập niên thứ 2 và 3 trong cuộc đời. Bớt phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới, với tỉ lệ 6:1 giữa số bệnh nhân nam và nữ có bớt này. Đã có một số báo cáo về những trường hợp bớt Becker xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình.
Trong một nghiên cứu, tỉ lệ hiện mắc bớt Becker trong số 19 302 thanh niên độ tuổi từ 17-26 là 0.5%.
Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của bớt Becker cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
Người ta cho rằng bớt có bản chất là u quái của các mô có nguồn gốc từ ngoại bì và trung bì (lá phôi ngoài và lá phôi giữa trong thời kỳ phôi thai). Ý kiến khác cho rằng bớt Becker hình thành do sự gia tăng số lượng các thụ thể androgen, cũng như tăng tính nhạy cảm với các androgen. Giả thuyết này giúp giải thích sự xuất hiện của bớt Becker trong và sau tuổi dậy thì, cũng như các đặc điểm trên lâm sàng và trên mô học (giải phẫu bệnh) của bớt Becker, gồm rậm lông, dày lớp bì của da, mụn trứng cá, và sự phì đại của các tuyến bã nhờn. Sự kích thích của các androgen cũng giúp giải thích sự tăng cường của các thành phần cơ trơn được tìm thấy trong lớp trung bì da của bớt.
Gần đây, nhiều nghiên cứu báo cáo các đột biến sau hợp tử của beta-actin có liên quan đến sự hình thành bớt Becker và hội chứng bớt Becker (Becker nevus syndrome).
Biểu hiện lâm sàng
Bớt Becker thường xuất hiện trong thập niên thứ 2 hoặc thứ 3 của đời người, thỉnh thoảng xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.
Các sang thương da thường ở một bên cơ thể và thường ảnh hưởng 1/4 trên của vùng ngực trước hoặc ngực sau. Tuy nhiên, bớt Becker cũng có thể có vị trí ở mặt, cổ, thân dưới, tay chân, và vùng mông. Thông thường bớt Becker chỉ biểu hiện là một sang thương duy nhất, tuy nhiên nhiều trường hợp có nhiều sang thương bớt Becker trên cùng một người đã được báo cáo.
Đường kính sang thương da dao động từ vài centimet đến >15cm, và hình dạng phổ biến nhất là dạng giống từng khối (block-like), mặc dù dạng đường cũng đã được báo cáo.
Màu sắc của bớt rất thay đổi, từ màu nâu nhạt đồng nhất đến nâu sậm, với giới hạn rõ nhưng bờ thường không đều. Trung tâm của sang thương có thể dày nhẹ và gồ lên.
Hiện tượng rậm lông thường xảy ra sau tăng sắc tố, với những sợi lông dần trở nên dày hơn và đen hơn theo thời gian. Đôi khi hiện tượng rậm lông rất mơ hồ, và chỉ nhận biết được khi so sánh với da ở bên đối diện. Vùng rậm lông và vùng tăng sắc tố có thể không chồng lấp hoàn toàn.
Thông thường, bớt Becker không gây ra triệu chứng nào, nhưng một số bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa. Cảm giác chắc khi sờ vào bớt có thể chỉ điểm cho sự liên quan giữa bớt với u quái cơ trơn (smooth muscle hamartoma). Ở một số bệnh nhân, các sẩn quanh nang lông có thể là dấu hiệu của sự tăng sinh các cơ dựng lông hiện diện đồng thời với bớt Becker. Các sang thương dạng trứng cá xuất hiện giới hạn trong vùng da tăng sắc tố cũng đã được báo cáo ở một số bệnh nhân bớt Becker.
Trái với sự tăng sinh của các mô ngoại bì và trung bì ở bớt Becker, các bất thường về mặt phát triển có tính chất thoái triển đã được cho là có mối liên quan với bớt Becker. Các bất thường này bao gồm thiểu sản của ngực, quầng vú, núm vú và cánh tay cùng bên, sự ngắn lại của cánh tay cùng bên, dị tật cột sống thắt lưng chẻ đôi, gù vẹo cột sốt ngực, và xương ức lồi, cũng như sự phì đại của bàn chân cùng bên. Sự xuất hiện của bìu phụ và xuất hiện nhiều núm vú cũng đã được báo cáo. Những trường hợp bớt Becker xuất hiện đồng thời với những bất thường liên quan kể trên (còn có tên gọi là “Hội chứng bớt Becker) có tỉ lệ giữa nam và nữ là 2:5 (trái với tỉ lệ 6:1 ở những người có bớt Becker mà không có bất thường liên quan khác đi kèm).
Hội chứng Becker là gì?
Trái với sự tăng sinh của các mô ngoại bì và trung bì ở bớt Becker, các bất thường về mặt phát triển có tính chất thoái triển đã được cho là có mối liên quan với bớt. Các bất thường này bao gồm thiểu sản của ngực, quầng vú, núm vú và cánh tay cùng bên, sự ngắn lại của cánh tay cùng bên, dị tật cột sống thắt lưng chẻ đôi, gù vẹo cột sốt ngực, và xương ức lồi, cũng như sự phì đại của bàn chân cùng bên. Sự xuất hiện của bìu phụ và xuất hiện nhiều núm vú cũng đã được báo cáo. Những trường hợp bớt Becker xuất hiện đồng thời với những bất thường liên quan kể trên (còn có tên gọi là “Hội chứng bớt Becker) có tỉ lệ giữa nam và nữ là 2:5 (trái với tỉ lệ 6:1 ở những người có bớt Becker mà không có bất thường liên quan khác đi kèm).
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bớt Becker thường dễ dàng, chủ yếu dựa vào hình ảnh đặc trưng của nó trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chẩn đoán là khó khăn và cần phân biệt một số bệnh lý khác, các bác sĩ có thể cần phải thực hiện sinh thiết da để chẩn đoán chính xác. Sinh thiết da là thủ thuật nhỏ được thực hiện bằng cách cắt lấy một mẩu da nhỏ của người bệnh nhằm xác định chẩn đoán.
Chẩn đoán phân biệt
Một số chẩn đoán phân biệt thường gặp của Nevus:
- Dát cà phê sữa
- Bớt sắc tố bẩm sinh
- U xơ thần kinh dạng đám rối
- U quái cơ trơn bẩm sinh
Bớt có nguy hiểm không?
Bớt Becker là sang thương lành tính, và hiện tượng hoá ác (chuyển thành ung thư) của bớt Becker cho tới hiện nay vẫn chưa được báo cáo.
Nhìn chung, bớt không nguy hiểm cho người bệnh.
Bớt có tự khỏi được không?
Sau khi xuất hiện, bớt Becker có thể tăng dần kích thước trong một hoặc hai năm, nhưng sau đó sẽ ổn định về mặt kích thước. Màu sắc của bớt có thể nhạt dần theo thời gian, nhưng hiện tượng rậm lông thường sẽ tồn tại kéo dài.
Điều trị
Dù hầu hết sang thương bớt Becker là lành tính và vô hại, sự khởi phát nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì có thể gây khủng hoảng tâm lý do ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Bớt đặc trưng bởi hiện tượng tăng sắc tố trong lớp đáy và rậm lông nhiều mức độ.
Do đó, có hai hướng tiếp cận điều trị quan trọng đối với các bệnh nhân bớt Becker: làm mất sắc tố, và triệt lông, kết hợp điều trị cả hai khía cạnh này cùng một lúc.
1. Thuốc thoa
Flutamide, một lại thuốc kháng androgen không steroid, có khả năng liên kết với các thụ thể androgen như các hormone androgen. Trong một nghiên cứu của Taheri, chế phẩm flutamide nồng độ 4% được dùng trên bớt Becker 2 lần/ngày trong khoảng thời gian 8 tuần hoặc 30 tuần.
Tình trạng tăng sắc tố giảm rõ rệt trong khi tình trạng rậm lông không thay đổi đáng kể sau 8 tuần điều trị. Điều trị 30 tuần không có tác dụng tốt hơn điều trị 8 tuần, nhưng bệnh nhân không được theo dõi lâu hơn.
Zhong báo cáo rằng việc bôi tại chỗ dung dịch axit glycolic 70% có thể làm giảm tình trạng tăng sắc tố của BN mà không gây ra hiện tượng tăng sắc tố da mà không bất kỳ sự tái phát nào trong 3 tháng theo dõi.
2. Mài da (Dermabrasion)
Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bằng laser nào, phương pháp mài mòn da có thể được sử dụng để điều trị các tổn thương da tăng sắc tố, bằng cách hoạt động như một kỹ thuật tái tạo bề mặt. Hafezi đã áp dụng phương pháp mài mòn da cho các tổn thương BN sau khi điều trị bằng laser không thành công và họ cho rằng phương pháp này có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả và thiết thực.
3. Laser
Các loại laser đã được báo cáo là có hiệu quả vừa phải đối với nốt Becker bao gồm ruby xung dài, alexandrite xung dài, Er:YAG 2940 nm và laser phân đoạn (laser fractional).
4. Triệt lông
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều phương pháp triệt lông hiệu quả. Laser là một trong những phương pháp triệt lông hiệu quả tốt và kéo dài nhất.
Tìm hiểu thêm về triệt lông tại đây.
Ngoài ra, người có bớt Becker có thể lựa chọn sử dụng các loại mỹ phẩm để che và nguỵ trang vùng bớt.
Bớt có khả năng tái phát sau điều trị một thời gian, do đó người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi và điều trị sớm khi bớt có các dấu hiệu tái phát: vùng bớt đậm trở lại, hoặc rậm lông trở lại.
Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân đang có bớt Becker hoặc bất kỳ các vấn đề rối loạn sắc tố da nào khác, liên hệ ngay với Medcare để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị nhé.