Bệnh nhiễm Chlamydia

– Chlamydia là vi khuẩn gây bệnh qua đường tình dục.
– Bất kì ai cũng có thể nhiễm Chlamydia. Tuy vậy, bệnh này rất phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ.
– Phụ nữ trẻ đang hoạt động tình dục cần tầm soát mỗi năm.
– Nhiều người nhiễm chlamydia hoàn toàn không triệu chứng, chính vì vậy họ cũng không biết mình đang nhiễm bệnh.
– Bạn có thể lây bệnh sang người khác một cách vô ý qua quan hệ tình dục.
– Chlamydia là bệnh lý có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
– Nếu không điều trị, chlamydia sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Bạn sẽ mắc bệnh khi quan hệ với người nhiễm chlamydia.
– Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo hay hậu môn.
– Nếu bạn đang có thai và nhiễm chlamydia, bạn có thể truyền bệnh lý này sang con.
– Không quan hệ tình dục, hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh nhiễm bệnh.
– Bao cao su sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh, nếu được dùng đúng cách, trong mỗi lần quan hệ tình dục.
– Rửa âm đạo và bộ phận sinh dục sau quan hệ không làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm để xác định có nhiễm chlamydia hay không.
– Xét nghiệm này đơn giản và không gây đau.
– Bạn tình của bạn cũng có nguy cơ nhiễm chlamydia.
– Trao đổi với bạn tình, để họ được xét nghiệm và điều trị sớm.
– Tránh quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị cho cả hai, điều này giúp hạn chế khả năng tái nhiễm.
– Bệnh không triệu chứng, vì vậy mà nhiều người không biết mình đang mắc bệnh.
– Nếu bạn là nam:

Nhiễm Chlamydia ở nam thường không biểu hiện triệu chứng. Tuy vậy, chlamydia vẫn tồn tại trong niệu đạo, trực tràng và vùng hầu họng. Một số ít có thể có các dấu hiệu sau:

•Tiết dịch bất thường từ đầu dương vật.

•Tiểu gắt buốt.

•Cảm giác ngứa hoặc nóng rát quanh lỗ tiểu.

– Nếu bạn là nữ:

Phần lớn phụ nữ nhiễm chlamydia cũng không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, chlamydia vẫn tồn tại ở cổ tử cung, trực tràng và vùng hầu họng. Một số ít có thể có các dấu hiệu sau:

• Tiết dịch âm đạo bất thường, mùi hôi.

• Cảm giác khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.

• Cảm giác ngứa rát quanh bộ phận sinh dục.

• Nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây ra các triệu chứng như đau bụng dưới, đau khi giao hợp, buồn nôn, sốt.

– Nếu bạn là nữ:
Nên kiểm tra nhiễm chlamydia ít nhất mỗi năm một lần, nếu bạn:

•Dưới 25 tuổi và đang hoạt động tình dục.

•Từ 25 tuổi trở lên, và có quan hệ tình dục với nhiều người.

•Từ 25 tuổi trở lên nếu bạn có bạn tình mới.

•Đang có thai.

– Nếu bạn là nam:
Gặp bác sĩ để được thăm khám và xét nghiệm khi bạn tình bị nhiễm chlamydia hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm chlamydia. Đồng tính nam, lưỡng tính và những người nam có quan hệ tình dục với nam cần được xét nghiệm tầm soát chlamydia.
– Cả nam và nữ: cần gặp bác sĩ để thăm khám và xét nghiệm khi bạn tình nhiễm chlamydia hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm chlamydia.
– Chlamydia được điều trị bằng kháng sinh. Dùng đủ liều, đủ thời gian và không chia sẻ thuốc với người khác.
– Khám lại nếu vẫn còn triệu chứng sau điều trị.
– Cần xét nghiệm lại sau 3 tháng.
– Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không chắc chắn được những người bạn tình của mình có được điều trị hay chưa
– Có.
– Bạn có thể tái nhiễm từ bạn tình chưa được điều trị, hoặc từ một bạn tình mới.
– Nếu bạn là nữ:

• Viêm vùng chậu gây phá hủy vòi trứng dẫn đến khó có thai, hoặc dễ bị thai ngoài tử cung.

• Khi có thai, chlamydia sẽ được truyền qua trẻ trong lúc sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

– Nếu bạn là nam:

• Gây nhiễm trùng ở ống dẫn tinh. Một số ít trường hợp, nhiễm chlamydia dẫn đến vô sinh.

Trang chủ - Medcare

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Medcare

Đơn vị Điều trị Kỹ thuật cao các Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

95/36 Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh

0845 115 115 – nhấn phím 2

Chia sẻ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận