Những mảng trắng nhạt xuất hiện trên môi có phải là dấu hiệu của bệnh bạch biến?
Tình trạng da này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả tóc và thậm chí cả bên trong miệng của bạn.
Mặc dù bệnh bạch biến không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây nên cảm xúc tiêu cực, đặc biệt khi bệnh biểu hiện trên mặt hoặc môi.
Nội dung bài viết
ToggleNguyên nhân bệnh bạch biến trên môi?
Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh bạch biến vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng nhiều yếu tố môi trường và di truyền có thể liên quan bệnh lí da này. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến gây ra tình trạng này.
1. Rối loạn miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng có thể tự tấn công và tiêu diệt các tế bào hắc tố, là những tế bào tạo nên màu da. Sự phá hủy các tế bào hắc tố làm ngừng quá trình sản xuất các hạt sắc tố, gây ra hiện tượng mất sắc tố trên da, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh bạch biến.
2. Di truyền học
Một nghiên cứu về bệnh bạch biến tiến hành trên 150 người bị ảnh hưởng cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân bệnh bạch biến. Khoảng 30% người bị tình trạng da này có tiền sử gia đình.
3. Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như giang mai, bệnh phong, lichen phẳng, v.v., cũng có thể gây ra tình trạng da này.
4. Yếu tố thần kinh
Một nghiên cứu về Vai trò tiềm tàng của các yếu tố gây viêm thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh bạch biến vào năm 2012, cho thấy các yếu tố gây bệnh thần kinh như neuropeptide và các yếu tố tăng trưởng thần kinh khác đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng của cảm xúc. Những yếu tố thần kinh này cũng có thể gây độc cho tế bào hắc tố. Nó có thể dẫn đến sự khởi phát và phát triển của bệnh bạch biến ở những người dễ mắc bệnh.
5. Tự hủy diệt
Đôi khi, các khiếm khuyết của tế bào sắc tố có thể làm ngừng quá trình tổng hợp sắc tố da và gây nên bệnh bạch biến.
6. Bệnh nghề nghiệp
Một số công việc yêu cầu tiếp xúc liên tục với một số hóa chất, bức xạ tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, v.v. Những yếu tố bên ngoài này có thể gây ra bệnh bạch biến.
Bệnh bạch biến xuất hiện trên môi như thế nào?
Màu da của cơ thể được xác định bởi melanin, một sắc tố được tạo ra trong tế bào cơ thể. Bệnh bạch biến xảy ra khi các tế bào sản xuất melanin(tế bào hắc tố) chết hoặc ngừng hoạt động.
Một nghiên cứu bạch biến bên môi dưới tiến hành trên 118 bệnh nhân bạch biến ở Nam Orissa cho thấy 16,39% bệnh nhân bạch biến bị bạch biến môi dưới bên.
Điều này có thể xảy ra do tình trạng miễn dịch, di truyền hoặc các yếu tố khác. Trong trường hợp không có các sắc tố mang lại màu sắc tự nhiên cho môi, các mảng trắng hay nhạt màu bắt đầu xuất hiện.
Không có ví trí cố định để phát triển các mảng bạch biến. Nó có thể bắt đầu từ môi hoặc các khu vực xung quanh, hoặc ban đầu có thể gặp các mảng trắng trên các bộ phận cơ thể khác và sau đó là trên môi.
Điều trị bạch biến trên môi
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh bạch biến. Do đó, mục tiêu của tất cả các phương pháp là giảm thiểu sự khác biệt về màu sắc có thể nhìn thấy. Có hai phương pháo chính gồm tái tạo sắc tố hoặc giảm sắc tố.
Khhi vấn đề lo lắng của bạn liên quan đến sự đổi màu của môi, bạn có thể thực hiện bất kỳ phương pháp nào sau đây, nhưng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước.
1. Điều trị
Khi vấn đề duy nhất là bạch biến trên môi, xăm hình bằng phương pháp vi sắc tố là một giải pháp hiệu quả. Đây là một loại hình xăm được áp dụng cho môi để che đi các mảng bạch biến. Vi sắc tố là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh bạch biến ở môi.
Điều trị bằng laser Excimer và điều trị bằng tia UVB dải hẹp cũng được coi là giải pháp hiệu quả cho bệnh bạch biến từng đoạn. Cả hai phương pháp đều có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị bạch biến trên môi hoặc các mảng bạch biến nhỏ từng đoạn.
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất và duy nhất điều trị triệt để bạch biến vùng môi là các phương pháp bằng các phương pháp ghép da như ghép thượng bì tự thân, cấy sắc tố vi điểm (EPIGRAFT và EPIVINCELL).
2. Kem dưỡng da
Có một số cách để ngụy trang các mảng bạch biến trên môi. Một số loại kem hoặc thuốc mỡ cũng giúp phục hồi màu sắc của các mảng bạch biến trên môi.
Kem ngụy trang:
Những loại kem này được điều chế để phù hợp với màu da tự nhiên. Thoa những loại kem này giúp hòa lẫn các mảng trắng với phần da còn lại và giữ cho chúng không bị chú ý. Kem ngụy trang không thấm nước có thể được sử dụng ở bất cứ đâu trên cơ thể. Kem có chứa Dihydroxyacetone tốt cho làn da của bạn.
Kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ:
Những loại kem này thậm chí có thể làm ngưng sự lan rộng của các mảng trắng và có thể phục hồi màu da ban đầu ở những vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để biết loại steroid bôi tại chỗ phù hợp với tình trạng của mình. Fluticasone propionate, betamethasone valerate, hydrocortisone butyrate, v.v., là những loại steroid phổ biến mà bác sĩ kê đơn.
3. Biện pháp khắc phục tại nhà:
Một số loại trái cây và rau quả cũng được coi là hữu ích cho tình trạng này. Chúng bao gồm táo, chuối, rau lá xanh như rau diếp romaine, đậu xanh, rau củ như củ cải đường, cà rốt, quả sung và chà là.
Ghi chú :
Một số bệnh nhân bạch biến đã ghi nhận các loại vitamin như vitamin B-12, vitamin C, vitamin D và beta carotene có thể giúp làm giảm sự đổi màu da. Tương tự, các khoáng chất như đồng, sắt và kẽm có thể ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bạch biến.
Bạch biến trên môi có lây không?
Thông thường, các mảng bạch biến lan rộng các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, các mảng trắng có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể như má, cằm, trán, trong miệng, mũi, ngực, lưng, bụng, bộ phận sinh dục, v.v…
Làm thế nào để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh bạch biến trên môi?
Sự lan rông của bạch biến không thể dự đoán được, liệu các mảng này sẽ khu trú hay lan sang các bộ phận cơ thể khác. Một số biện pháp và thay đổi thói quen có thể giúp ngăn chặn sự lây lan và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia UV
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài hoặc mặc quần áo che phủ đầy đủ để che phủ da khỏi ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt
- Nói ‘KHÔNG’ với tắm nắng
- Tăng cường hệ thống miễn dịch bạn với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
Khi chọn màu sắc để che đi các mảng bạch biến, có thể trang điểm kiểu ngụy trang. Những sản phẩm này tương đối an toàn khi sử dụng, lâu trôi hơn so với trang điểm thông thường và giúp bạn trông đẹp hơn. Trang điểm ngụy trang không thấm nước và có chứa dihydroxyacetone là một lựa chọn bền vững và hiệu quả.
Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về bệnh bạch biến?
Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu ngay từ đầu. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp phù hợp giúp ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc ngụy trang các mảng bạch biến, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng steroid và các loại thuốc hoặc kem khác.
Bệnh nhân bạch biến cũng có nguy cơ phát triển các bệnh khác như bệnh tuyến giáp, v.v., có ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe. Bác sĩ da liễu sẽ đánh giá rủi ro hỗ trợ trong các phương pháp điều trị tiếp theo.
Kết luận
Bạch biến là một bệnh ngoài da không lây nhiễm, gây ra các mảng trắng trên môi và các bộ phận khác trên mặt và cơ thể. Không có tác nhân gây bệnh rõ ràng, nhưng nhiều yếu tố có thể kích hoạt. Không có phương pháp chữa bệnh bạch biến, nhưng các phương pháp khác nhau có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng hoặc giúp ngụy trang các mảng. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất và duy nhất điều trị triệt để bạch biến vùng môi là các phương pháp bằng các phương pháp ghép da như ghép thượng bì tự thân, cấy sắc tố vi điểm (EPIGRAFT và EPIVINCELL).
Bạn có thể đến thăm khám và được các bác sĩ tại đơn vị bạch biến phòng khám MEDCARE, nhằm chọn lựa phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa Da Liễu MEDCARE.